Cậu bé bị mắc nghẹn dẫn đến tử vong ở trường mầm non: Cha mẹ có biết cách sơ cứu khi trẻ bị hóc nghẹn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cậu bé bị mắc nghẹn dẫn đến tử vong ở trường mầm non: Cha mẹ có biết cách sơ cứu khi trẻ bị hóc nghẹn? Hãy học cách sơ cứu để bảo vệ con yêu!

Dù đã được đưa tới bệnh viện nhanh chóng, nhưng cậu bé đã không qua khỏi.

Chúng ta trao con mình cho nhà trẻ, nghĩ rằng các con sẽ luôn được chăm sóc tốt. Nhưng rõ ràng, không phải lúc nào cũng vậy.

Cậu bé bị hóc nghẹn tử vong 

Camera an ninh đã ghi lại cảnh một cậu bé 4 tuổi nghẹt thở đến chết ở trường trong giờ ăn trưa. "Tại sao giáo viên không cứu cậu bé?"

Ngày 10 tháng 9 là một ngày như bình thường tại một lớp mẫu giáo ở Hồ Nam, Trung Quốc. Giáo viên trông trẻ vào giờ ăn đã mắc một sai lầm nghiêm trọng: cô ấy đã bỏ đi, để lại những đứa nhỏ tự ăn trưa một mình.

Không lâu sau, một trong những cậu bé đã bị hóc thức ăn. Đoạn camera cho thấy cậu bé bị nghẹt thở, và cậu cố gắng loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt trong miệng bằng cách ho không ngừng.

Đứa trẻ đã không nhận được sự giúp đỡ nào trong vòng 3 phút. Các bạn cùng lớp của bé - còn quá nhỏ để hiểu được sự nghiêm trọng của tình huống này - không biết gì về sự đau khổ của bạn mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đoạn phim sau đó tiếp tục cho thấy giáo viên quay trở lại bàn. Cô ta cố gắng giúp đứa trẻ thoát khỏi chiếc bánh đang chẹn trọng họng, nhưng vô ích.

Ngay sau đó, người ta vội vàng đưa cậu bé đến bệnh viện. Tất cả diễn ra trong vòng 8 phút, nhưng thật không may, cậu bé đã không được cứu sống.

Trường mẫu giáo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho vụ việc không may này sau khi đã thảo luận kỹ lưỡng với cha mẹ của nạn nhân.

Video sau  ghi lại đầy đủ vụ tai nạn thương tâm. Có thể chứa những nội dung gây sốc - người xem nên thận trọng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

[video width="854" height="480" mp4="static.cdntap.com/tap-assets-prod/wp-content/uploads/sites/2/2018/09/tre-bi-hoc.mp4"][/video]

Làm thế nào để sơ cứu trẻ bị hóc, nghẹn dị vật?

Đứa trẻ bị nghẹt thở có thể vẫn có ý thức hoặc bất tỉnh - và bạn nên hành động phù hợp tùy thuộc vào tình huống cụ thể.

Dưới đây là hướng dẫn của Hệ thống Y tế Quốc gia Vương quốc Anh về cách xử trí nếu bạn thấy trẻ trên 1 tuổi bị nghẹt thở.

Hãy nhớ rằng, những lời khuyên có vẻ ngắn gọn, nhưng nó có thể giúp bạn cứu được một mạng sống.

Nếu đứa trẻ vẫn còn tỉnh táo

  • Đặt trẻ nằm úp xuống trên đùi của bạn hoặc giúp trẻ cúi người về phía trước
  • vỗ lưng lưng 5 lần

Nếu vỗ lưng không giúp được gì, hãy áp dụng phương pháp cấp cứu Heimlich.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kỹ thuật này liên quan đến việc giúp cơ hoành  đẩy mạnh về phía trên, đẩy vật bị kẹt trong cổ họng của trẻ ra ngoài. Bao gồm các bước sau:

  • Đứng hoặc quì đầu gối xuống phía sau lưng trẻ
  • Ôm lấy trẻ ở ngay phía dưới xương sườn, không ôm vào xương sườn
  • Đặt một tay ngay trên rốn nạn nhân, nắm lại, ngón tay cái quay vào trong
  • Bàn tay kia nắm chắc lấy bàn tay đã đặt trên rốn
  • Dùng cả hai tay, xốc mạnh nạn nhân về hướng của bạn và lên trên. Mỗi lần làm như vậy phải thật mạnh và dứt khoát.
  • Tiếp tục thực hiện hành động này tối đa 5 lần

* Lưu ý rằng nếu làm quá mạnh có thể ảnh hưởng tới lồng ngực trẻ, do đó hãy cẩn thận.

Khi áp dụng kỹ thuật này, hãy đánh giá tình hình. Dị vật đã được đẩy ra chưa? Nếu nó vẫn không ra khỏi đường thở của trẻ, hãy tiếp tục thực hiện phương pháp Heimlich. Và nhớ luôn ở bên cạnh con.

Ngay cả khi dị vật đã ra khỏi cơ thể và trẻ không còn bị nghẹt thở, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến ​​chuyên gia y tế về tình trạng của con mình.

Trẻ bị hóc nghẹn - Hãy học và hướng dẫn những người chăm sóc con bạn về cách sơ cứu hóc nghẹn 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu đứa trẻ bất tỉnh

  • Đặt trẻ xuống một bề mặt cứng, phẳng
  • Thu hút sự chú ý và nhờ giúp đỡ
  • Gọi điện cho đường dây nóng khẩn cấp
  • Mở miệng của trẻ. Nếu bạn có thể thấy rõ ràng vật bị kẹt hãy thử lấy nó ra
  • Áp dụng hồi sức tim phổi bằng cách hà hơi thổi ngạt
  • Luôn ở bên cạnh trẻ

Chúng tôi rất thương cảm cho người mẹ đã mất con trai. Đó là một cái chết thương tâm  mà chắc chắn có thể ngăn chặn được nếu người lớn biết phải làm gì.

Tham khảo: AsiaOne

Theo: https://sg.theasianparent.com/

Bài viết liên quan:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Mecoca