Trẻ bị đi kiết khác gì với trẻ bị tiêu chảy và lời khuyên hữu ích cho bố mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh kiết lị ở trẻ em khiến bé vừa khó chịu vừa mệt mỏi do phải đi ngoài nhiều lần trong ngày. Ba mẹ cần chú ý các triệu chứng khi trẻ bị đi kiết để phòng tránh cũng như chữa trị cho con. Tránh để biến chứng thành những bệnh nguy hiểm khác.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là bệnh gì?

Kiết lị là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng ở ruột do một số vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên. Bệnh sẽ khiến trẻ bị đại tiện liên tục và sẽ có dịch nhầy và máu trong phân. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và sẽ gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Dấu hiệu trẻ bị đi kiết

  • Trẻ mắc bệnh kiết lỵ sẽ bị đại tiện nhiều lần. Thậm chí không muốn rời bồn cầu hoặc đòi ngồi bô liên tục vì sẽ luôn cảm thấy muốn đi ngoài giống cảm giác mót rặn ở người lớn.
  • Bụng sẽ quặn đau mỗi lần đại tiện. Phân ít, dạng lỏng, có lẫn với dịch nhầy, máu tươi, bọt hơi. Trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện quấy khóc trước khi đại tiện. Đại tiện xong thì giảm đau bụng và giảm quấy khóc.

Trẻ bị đi kiết trong bao lâu thì hết?

Kiết lỵ thường kéo dài 5-7 ngày. Ở một số người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi, tiêu chảy có thể rất nghiêm trọng cần phải nhập viện. Một số người bị nhiễm khuẩn có thể không có triệu chứng gì cả nhưng vẫn có thể lây lan vi khuẩn cho người khác

Nguyên nhân gây kiết lị ở trẻ em

Những con đường lây lan bệnh kiết lỵ ở trẻ:

  • Việc cho trẻ ăn thức ăn, đồ uống không sạch, không hợp vệ sinh là một trong những nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ ở trẻ em.
  • Trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh kiết lỵ từ các nguồn như thức ăn, nước uống, rau quả… bị ôi thiu.
  • Các loài động vật mang mầm bệnh như chó, mèo, ruồi… có thể gây bệnh kiết lỵ cho trẻ.
  • Trẻ dùng tay bị dơ bẩn bốc thức ăn, cũng có thể khiến vi trùng gây bệnh vào cơ thể gây ra bệnh.

Phân biệt kiết lị và tiêu chảy ở trẻ

1. Triệu chứng

Khi bị tiêu chảy, trẻ hay bị chướng bụng. Còn trẻ bị đi kiết thường kèm theo cảm giác đau là mót rặn, phân nhầy.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Tiêu chảy

  • Do nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng, ký sinh trùng, và rối loạn đường ruột, các bệnh truyền nhiễm liên quan đến sex, viêm tai, nhiễm trùng máu…
  • Một số chất hóa học khác cũng có thể gây bệnh tiêu chảy: Rượu, cà phê, trà, kẹo cao su không đường và bạc hà…
  • Tinh thần không thoải mái hay buồn phiền, lo lắng… cũng có thể gây ra tiêu chảy.

Kiết lỵ

Lỵ do amip; Lỵ trực khuẩn; Thói quen ăn uống không điều độ hoặc thức ăn không sạch, ăn nhiều thức ăn béo. Hay ăn các thức ăn sống, lạnh…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Biến chứng có thể gặp phải khi bị kiết lỵ và tiêu chảy

Tiêu chảy

Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Kiết lị

  • Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip.
  • Có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn. Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây ápxe gan do amibe.
  • Các biến chứng hiếm: Trẻ nhỏ rặn nhiều sẽ bị sa hậu môn. Vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên trẻ dễ bị viêm đa dây thần kinh. Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ. Trẻ có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ.

Dinh dưỡng cho trẻ khi bị đi kiết

  • Trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính để tăng cường hệ miễn dịch là chất xơ, tinh bột, chất đạm và vitamin. Nên cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng để dễ dàng hấp thụ và không gây áp lực lên dạ dày. Theo đó, các món ăn như cháo, ngó sen, nước ổi, đậu xanh… sẽ rất tốt cho trẻ bị kiết lỵ.
  • Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn cho trẻ, nên luộc hoặc ép thành nước cho trẻ uống. Tăng cường ăn hoặc uống nước ép trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C. Chia nhỏ khẩu phần ăn và tránh cho bé ăn một bữa quá no, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém.
  • Bổ sung thêm nước hoặc oresol mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước do đi ngoài nhiều lần. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ uống nước muối, nước gạo rang hoặc nước dừa để tăng cường chất điện giải cho cơ thể mau hồi phục sau khi ốm dậy. Tăng cường cho bé thức uống lợi khuẩn probiotic nhằm cải thiện hoạt động ruột kết.

Để phòng bệnh kiết lị ở trẻ bố mẹ cần lưu ý những gì

  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi
  • Nhắc nhở con rửa tay trước khi ăn.
  • Đảm bảo nguồn nước sạch sẽ, chế biến thức ăn tươi sạch đảm bảo vệ sinh
  • Xử lý phân thải đúng cách, tránh mất vệ sinh, gây ô nhiễm phát tán mầm bệnh với những người xung quanh
  • Với trẻ nhỏ, nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ vì trẻ thường hay có thói quen ngậm, mút tay.

Bệnh thường được điều trị bằng kháng sinh từ 7-10 ngày. Tuy nhiên khi trẻ bị bệnh cần đến ngay trung tâm y tế, bệnh viện khám, chẩn đoán để điều trị kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo theAsianparent

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh