Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị cúm có tiêm phòng được không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

­­Ba mẹ nào cũng biết các lợi ích tuyệt vời của việc tiêm chủng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu đến ngày tiêm mà trẻ bị cúm có tiêm phòng được không?

Khi trẻ được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ, trẻ sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi những căn bệnh truyền nhiễm như sởi, cúm, rubella, viêm não mô cầu, viêm màng não, thủy đậu… Tuy nhiên tiêm vắc-xin là hành động đưa mầm bệnh đã được làm suy yếu vào cơ thể. Mục đích là để cơ thể tự tạo ra kháng thể đánh gục mầm bệnh và ngừa bệnh về sau. Điều này đòi hỏi người tiêm phải có một hệ miễn dịch đủ mạnh để tạo ra  kháng thể. Vì vậy mà nhiều người lo lắng không biết trẻ bị cúm có tiêm phòng được không bởi lẽ bệnh cúm thường xuất hiện khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Trẻ bị cúm có nên hoãn tiêm phòng hay không? Vắc xin nào có thể hoãn? Sau khi hoãn tiêm thì khi nào có thể tiêm bổ sung?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: 

Tiêm chủng là việc làm rất cần thiết giúp hỗ trợ cho trẻ phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, trẻ nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng thường hay gặp các triệu chứng như sốt, ho, đặc biệt là bệnh cúm. Quyết định 2470/QĐ-BYT đã quy định rõ:

- Trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên sẽ tạm hoãn tiêm chủng nếu trẻ sốt ≥ 37.50C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35.50C đối với các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện và tạm hoãn tiêm nếu trẻ sốt ≥ 380C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35.50C đối với các cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện.

- Đối với trẻ sơ sinh, sẽ tạm hoãn tiêm chủng chủng nếu trẻ sốt ≥ 37.50C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35.50C đối với cả cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện và ngoài bệnh viện.

Vì vậy, nếu trẻ chỉ bị cảm cúm nhẹ với các triệu chứng sốt nhẹ, chảy mũi ít, trẻ vẫn có thể tiêm vắc xin phòng ngừa bình thường theo lịch tiêm chủng. Ngược lại, nếu trẻ đang mắc bệnh lý cấp tính, cần phải chờ cho đến khi tình trạng sức khỏe ổn định mới có thể tiếp tục tiêm phòng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lý tưởng nhất cho trẻ vẫn là tiêm chủng theo đúng lịch tiêm, tuy nhiên nếu tình trạng sức khỏe của trẻ không bảo đảm thì cần phải hoãn tiêm nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ. Việc tiêm chủng bổ sung sẽ được thực hiện sớm nhất có thể và trẻ không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu nếu kháng thể sinh ra vẫn đủ để bảo vệ trẻ.

Bệnh cúm là gì?

Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính ở đường hô hấp. Trẻ bị cúm có các biểu hiện như ho khan, sốt, mệt mỏi, đau họng, đau cơ và sổ mũi. Tuy diễn biến khá lành tính nhưng cúm lại có khả năng lây nhiễm cao.

Bệnh dễ xuất hiện và ảnh hưởng nặng với những người có hệ miễn dịch yếu. Đặc biệt với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và người mắc các bệnh mạn tính thì cúm vẫn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm tai, viêm phổi, viêm não… thậm chí có thể tử vong. Vì thế khi trẻ bị cúm, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan xem thường.

Trẻ bị cúm có các biểu hiện như ho khan, sốt, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau cơ và sổ mũi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ đang bị cúm có tiêm phòng được không?

Câu trả lời là “Không”. Khi trẻ đang bị cúm tốt nhất bệnh nhân không nên đi tiêm phòng. Bởi lẽ khi đó, hệ miễn dịch trong cơ thể của trẻ đang bị suy yếu. Việc tiêm vắc-xin, vốn là virus bệnh được làm yếu, sẽ dễ dẫn đến các biến chứng khó lường. Trẻ thậm chí có thể nhiễm bệnh từ chính vắc-xin được tiêm trong tình trạng này.

Đối với tất cả các vắc-xin bao gồm cả cúm đều chỉ nên tiêm lúc cơ thể khỏe mạnh. Có như thế, mũi vắc-xin đó mới đạt hiệu quả bảo vệ tối đa. Điều này cũng để tránh việc người được tiêm gặp phải các biến chứng không mong muốn. Do vậy nếu ba mẹ muốn tiêm vắc-xin cho trẻ, hãy đợi trẻ khỏi cúm hoàn toàn.

Trẻ em nên tiêm vắc-xin để ngừa cúm

Ngoài ho, sốt, đau họng, sổ mũi… khi bị cúm, trẻ em thường có thêm biểu hiện nôn ói và tiêu chảy. Bệnh sẽ dần hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Để ngừa bệnh cúm, ta cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh… Ngoài ra biện pháp ngừa cúm tốt nhất và phổ biến nhất chính là tiêm vắc-xin.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì tiêm vắc-xin cúm có thể làm giảm tới 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm 70 - 80% tỷ lệ tử vong do cúm. Trẻ khi tiêm vắc-xin cúm đầy đủ, đúng lịch sức khỏe sẽ được bảo vệ tới 80-90% trước cúm.

Tiêm vắc-xin ngừa cúm là biện pháp ngừa cúm được sử dụng phổ biến nhất

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ cần tiêm bao nhiêu mũi vắc-xin cúm?

Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc-xin, vắc-xin cúm dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn với liều tiêm như sau:

- Với các trẻ từ 6 đến 35 tháng: Một liều duy nhất 0,25 ml.

- Với bé trên 36 tháng và người trưởng thành: Một liều duy nhất 0,5ml.

- Trẻ dưới 9 tuổi mà chưa bị nhiễm bệnh cúm hay chưa tiêm chủng, ngoài liều thứ nhất còn phải tiêm liều thứ hai. Liều nhắc lại này được thực hiện sau liều đầu tiên ít nhất là 4 tuần.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mới có thể tiêm vắc-xin cúm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin cúm

Phản ứng phụ thường gặp nhất của vắc xin chủng ngừa cúm là đau ở chỗ tiêm. Trẻ em, đặc biệt là những người chưa từng nhiễm virus cúm, có thể bị sốt nhẹ. Một số trường hợp sẽ cảm thấy đau và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài 2 ngày.

Các trường hợp trẻ không nên tiêm phòng cúm khác

- Nếu trẻ từng bị dị ứng khi tiêm phòng cúm trước đó.

- Vắc-xin cúm được sản xuất từ chính phôi trứng gà. Do đó những trường hợp trẻ bị dị ứng trứng thì chống chỉ định với các loại vắc xin này. Tuy nhiên, gần đây, Ủy ban tư vấn về thực hành chủng ngừa khuyến cáo những người bị dị ứng với trứng vẫn có thể chích ngừa cúm. Có thể vì số lượng của protein trứng trong đó là rất nhỏ.

- Những trẻ có dị ứng với kháng sinh Gentamicin, formaldehyde.

- Trẻ từng bị hội chứng Guillain-Barre trong 6 tuần sau khi tiêm vắc-xin cúm. (Hội chứng Guillain - Barre ở trẻ em là bệnh lý hiếm gặp, là nguyên nhân gây liệt mềm cấp).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Trẻ bị mắc bệnh hen suyễn hoặc phổi. Bởi mũi vắc-xin cúm chứa các virus sống và suy yếu, có thể “khơi mào” cho bệnh hen suyễn.

Tiêm phòng cúm có bị cúm không?

Câu trả lời là “Có”. Sau khi tiêm từ 10 ngày tới 2 tuần, vắc-xin cúm mới phát huy tác dụng. Nếu trẻ được tiêm vắc-xin tiếp xúc với người bị cúm trước khi vắc-xin phát huy tác dụng thì vẫn có thể bị cúm.

Không có loại vắc-xin cúm nào hiện nay có hiệu quả tuyệt đối. Thế nên sau khi tiêm vắc-xin cúm, trẻ vẫn có khả năng mắc cúm. Tuy nhiên, nếu có mắc cúm cũng sẽ ở thể nhẹ, thường không nguy hiểm. Do virus cúm thường biến đổi kháng nguyên nên vắc-xin cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh trong 1 năm.

Ngoài tiêm vắc-xin cúm để phòng ngừa, ba mẹ cũng nên chú ý đến việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Tạm kết

Để phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả, ngoài tiêm vắc-xin cúm hàng năm còn cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chế độ ăn uống và rèn luyện thể chất. Ba mẹ hãy tăng cường sức đề kháng cho trẻ cũng như và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người nghi mắc cúm. Từ đó có thể giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm

Trẻ bị cúm A biểu hiện như thế nào? Mẹ phát hiện ngay kẻo trễ!

Mũi tiêm 6 trong 1 và bí quyết chăm sóc bé tốt nhất sau khi tiêm

THẮC MẮC: Người đã tiêm phòng cúm thì có mắc virus corona nữa không?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng