Giải cảm hiệu quả cho bé với 9 loại "thần dược" từ thiên nhiên dễ kiếm, dễ làm ngay tại nhà

Bật mí 9 nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm mà mẹ có thể làm thuốc giải cảm tại nhà cho bé. Việc dùng thuốc của bác sĩ kết hợp với những phương thuốc tự nhiên sẽ giúp khả năng phục hồi của con nhanh hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ bị cảm lạnh thuường khiến ba mẹ lo lắng và xót con không thể ăn ngủ ngon được. Ngoài việc đưa bé đi khám, các bậc phụ huynh cũng có thể tự làm thuốc giải cảm ở nhà cho trẻ. Mẹ có thể tham khảo các nguyên liệu để làm thuốc giải cảm cho con là: muối, bột hạnh nhân và sữa, sữa và bột nghệ,… Dưới đây là các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm mà bạn có thể sử dụng để giúp trẻ bớt cảm lạnh. Cùng theAsianparent Việt Nam khám phá nhé!

  • Có nên cho trẻ uống thuốc trị cảm lạnh không?
  • 9 loại “thần dược” chữa cảm lạnh cho bé tại nhà

Có nên cho trẻ uống thuốc trị cảm lạnh không?

Mặc dù thuốc tây có khả năng chữa bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên FDA và các nhà sản xuất thuốc khuyên các bậc phụ huynh không nên cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng các loại thuốc ho và cảm lạnh không cần kê đơn. Những loại thuốc đó bao gồm:

  • Thuốc ức chế ho (dextromethorphan hoặc DM)
  • Thuốc ho (guaifenesin)
  • Thuốc thông mũi (pseudoephedrine và phenylephrine)
  • Thuốc kháng histamine (như brompheniramine , chlorpheniramine maleate, diphenhydramine và các loại khác)

Tốt nhất hãy sử dụng các liệu pháp tự nhiên thay vì cho trẻ uống thuốc trị cảm, ho. Vì ho là phản ứng tự nhiên nhằm loại bỏ vi rút cảm lạnh ra khỏi cơ thể. Phụ huynh nên để cho trẻ ho, trừ khi xảy ra các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Do đó, ba mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ bị cảm lạnh, bởi cơ thể của các bé đủ khả sản sinh ra kháng thể chống lại loại vi rút thông thường này.

9 loại “thần dược” chữa cảm lạnh cho bé tại nhà

1. Muối

Đây là nguyên liệu thường được sử dụng để giảm đau họng. Cách làm rất đơn giản là pha muối tinh với nước ấm. Sau đó, cha mẹ dạy trẻ súc miệng nước muối. Điều này giúp trẻ bớt bị họ và cảm.

Súc miệng bằng nước muối giúp trẻ giảm đau họng

2. Bột hạnh nhân và sữa

Đây là hỗn hợp thường được sử dụng để điều trị ho cho trẻ. Cho trẻ uống hỗn hợp này từ 3-4 lần mỗi ngày.

Cho trẻ uống bột hạnh nhân và sữa 3-4 lần mỗi ngày

3. Sữa và bột nghệ

Sữa pha với bột nghệ có thể trị các triệu chứng khô họng, sổ mũi và viêm họng khi trẻ bị cảm. Cha mẹ có thể cho con uống mỗi tối trước khi ngủ. Cách làm hỗn hợp này như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Chuẩn bị một ly sữa ấm
  • Thêm nửa thìa bột nghệ
  • Trộn đều sữa và bột nghệ với nhau

Sữa và bột nghệ làm giảm triệu chứng sổ mũi ở trẻ

4. Mật ong

Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì? Mật ong chính là câu trả lời cho vấn đề trên. Đây là một trong những loại thuốc trị ho tự nhiên cho trẻ em rất hiệu quả. Đặc tính chống khuẩn của mật ong giúp cơ thể bé chống lại các vi rút gây bệnh cúm.

Có nhiều cách để sử dụng mật ong như một loại thuốc cảm cho con. Bạn có thể trộn mật ong với nước cốt chanh, hoặc trộn mật ong với nước gừng. Hai hỗn hợp trên đều có hiệu quả như nhau trong việc giảm các triệu chứng ho và cảm lạnh ở trẻ em. Lưu ý, cha mẹ không nên sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Mật ong giúp cơ thể bé chống lại các vi-rút gây bệnh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Chanh

Ba mẹ có thể sử dụng quả chanh để điều trị cảm lạnh cho bé vừa đơn giản vừa hiệu quả. Chanh là thực phẩm chứa các hợp chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, nó còn giúp chống lại bệnh tật và các gốc tự do trong cơ thể. Nước chanh với mật ong là một phương pháp chữa cảm lạnh hiệu quả cho trẻ.

Nước chanh với mật ong giúp bé chống lại bệnh cảm lạnh

Bài viết liên quan:

6. Gừng

Một trong những cách hạ sốt tại nhà hiệu quả là cho bé uống nước gừng nấu. Gừng có đặc tính kháng vi-rút, chống ho và cảm lạnh ở trẻ em rất hiệu quả. Vì mùi của gừng khá nồng nên bạn có thể trộn chung với mật ong trước khi cho con dùng. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể làm nước gừng ấm để cổ họng và cơ thể của con được ấm hơn.

Cách làm nước gừng với mật ong hoặc đường cho trẻ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Rửa sạch một củ gừng, sau đó đốt đến khi gừng có mùi thơm.
  • Cho gừng đã được đốt vào 200 ml nước và đun đến khi sôi.
  • Thêm đường nâu hoặc mật ong cho vừa uống

Gừng giúp bé chống cảm hiệu quả

7. Tỏi

Ba mẹ nên làm gì khi bé bị cảm và ho nhiều? Nước ép tỏi rất hiệu quả trong việc chữa cảm lạnh cho con. Tuy nhiên, vì mùi quá nồng nên bé nhà bạn có thể không thích. Mẹ có thể pha một chút mật ong với nước cốt tỏi để bé dễ uống hơn.

Ngoài việc cho mật ong vào nước tỏi, bạn có thể làm tinh dầu tỏi để xoa bóp ở cổ và ngực cho trẻ em. Phương pháp này cũng giúp làm dịu cơn ho ở bé.

Tinh dầu tỏi xoa bóp ở cổ và ngực làm giảm bệnh cảm lạnh ở bé

Bài viết liên quan:

8. Súp gà

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy lợi ích chống viêm hiệu quả khi ăn một bát súp gà. Đồng thời, súp gà cũng giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, ho và đau họng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ đừng quên nấu súp gà ấm khi trẻ bị ốm. Các loại gia vị và thực phẩm trong món súp được xem như một phương thuốc thảo dược tự nhiên, chống lại vi rút gây ho cảm.

Hãy nấu súp gà khi trẻ bị ốm!

9. Giấm táo

Giấm táo có tính chống khuẩn, có thể tiêu diệt các mầm bệnh xấu trong cơ thể. Đồng thời, giấm táo cũng giúp thể tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và viêm họng.

Một muỗng canh giấm táo trộn với gừng xay và mật ong là một loại thuốc ho tự nhiên cho trẻ. Hỗn hợp này giúp làm dịu cổ họng đang bị đau của bé.

Hỗn hợp giấm táo làm cổ họng bé bớt đau

Bài viết trên đã cung cấp 9 nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm mà mẹ có thể làm thuốc giải cảm tại nhà cho bé. Việc dùng thuốc của bác sĩ kết hợp với những phương thuốc tự nhiên sẽ giúp khả năng phục hồi của con nhanh hơn. Cha mẹ hãy thử xem nhé! Chúc cả nhà luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo theAsianparent Indonesia

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin với các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Le