Trẻ ăn dặm ăn được rau gì? Những loại rau nào tốt cho trẻ ăn dặm mà các mẹ nên đưa vào thực đơn? Chọn đúng loại rau sẽ cung cấp cho cơ thể trẻ đầy đủ dưỡng chất cho hành trình phát triển dài lâu.
Trẻ ăn dặm có cần phải ăn rau?
Nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn ăn dặm
Sau 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu hành trình ăn dặm, hay biếng ăn. Thức ăn chủ yếu của giai đoạn này vẫn là sữa. Cơ thể bé phát triển mỗi ngày nên nhu cầu dinh dưỡng cũng từ đó mà tăng lên theo. Bên cạnh sữa, những bữa ăn dặm sẽ bổ sung thêm dưỡng chất, đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Trong đó, không thể không nhắc đến rau xanh – nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Đây là nhóm thực phẩm vô cùng quan trọng cho cả thể lực lẫn trí lực của trẻ.
Rau xanh có tác dụng gì?
Chất xơ dồi dào trong rau xanh sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Mẹ sẽ không còn lo ngại về tình trạng táo bón khiến trẻ khó chịu nữa.
Trẻ cũng được ngăn ngừa tình trạng béo phì, bổ sung nước và khoáng chất nếu ăn rau xanh thường xuyên. Nguồn vitamin A, vitamin C, Kali … dồi dào giúp xây dựng và phát triển tế bào mô. Nước và các khoáng chất khác hỗ trợ phát triển trí não, cao lớn, khỏe mạnh, hệ xương chắc khỏe.
Đưa rau củ vào thực đơn ăn dặm sẽ tạo thói quen ăn nhiều rau củ cho trẻ. Từ đó, sức đề kháng của trẻ sẽ tốt hơn, khỏe mạnh hơn.
5 loại rau tốt cho trẻ ăn dặm
Súp lơ xanh
Đứng đầu trong danh sách “trẻ ăn dặm ăn được rau gì?” là súp lơ xanh. Bông cải xanh là tên gọi khác của loại rau này.
Súp lơ xanh chứa lượng lớn vitamin C, A,B, K và các khoáng chất như: chất xơ, sắt, canxi, omega-3… Những dưỡng chất này là chất xúc tác “vô giá” giúp trẻ chống ung thư hiệu quả, tốt cho tim và dạ dày.
Ăn nhiều súp lơ xanh, trẻ sẽ hạn chế khả năng bị dị ứng, táo bón. Chỉ cần rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào hấp chín. Sau 10 phút, trẻ đã có món rau bổ dưỡng này rồi.
Khoai tây
Đây là loại thực phẩm giàu tinh bột và vitamin C, B1, B2, B5, B12, đồng, sắt, canxi,…
Trong giai đoạn vừa tập ăn dặm, trẻ sẽ ăn được rất ít. Những món chế biến từ khoai tây sẽ giúp trẻ no, đủ hàm lượng bột nếu ăn cơm ít.
Khoai tây rất dễ ăn, dễ tiêu hóa và giàu khoáng chất. Bên cạnh đó, khoai tây rất dễ chế biến thành nhiều món. Chỉ cần luộc, hấp chín, sau đó nghiền nhỏ hoặc dùng để nấu cháo khoai tây, mẹ đã có nhiều món cho thực đơn ăn dặm của trẻ rồi.
Cà rốt
Loại rau củ này được coi là “thực phẩm vàng trong làng rau củ” của trẻ ăn dặm.
Sở hữu lượng vitamin A dồi dào cực tốt cho mắt, cà rốt cũng giúp trẻ tránh được tình trạng táo bón phổ biến. Cà rốt còn chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, kali, … Đây là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não, chiều cao và sức đề kháng của trẻ.
Mẹ chỉ cần rửa sạch cà rốt, sau đó cắt khúc và đem hấp chín. Trẻ có thể tiếp nhận cà rốt thông qua việc ăn thô hoặc xay nhuyễn.
Nước cà rốt là một món tráng miệng được nhiều trẻ yêu thích!
Cà tím
Đây là loại rau lý tưởng cho trẻ ăn dặm.
Cà tím có chứa lượng lớn chất xơ tốt với hệ tiêu hóa. Vitamin A, folate, canxi, vitamin K cũng được tìm thấy rất nhiều trong cà tím.
Mẹ chỉ cần thái nhỏ, hấp chín hoặc xào cà tím cho trẻ. Chắc chắn trẻ sẽ ấn tượng với vị béo, đặc sệt đặc trưng của cà tím. Khi trẻ được 8 tháng trở nên, mẹ hãy bổ sung cà tím vào thực đơn ăn dặm nhé!
Rau ngót
Bên cạnh các loại củ, rau cho trẻ ăn dặm rất phong phú. Loại rau tốt hàng đầu cho trẻ không thể kể đến rau ngót.
Rau ngót rất giàu vitamin B, vitamin C, chất đạm và beta carotene. Các khoáng chất này khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vì thế, ăn rau ngót sẽ giúp mắt trẻ sáng hơn, linh hoạt hơn. Sức đề kháng cũng được đảm bảo và duy trì tốt hơn.
Chỉ cần nhặt rồi rửa sạch. Sau đó, mẹ bỏ những lá già, bị sâu “ăn”, … trước khi đem xay rồi cho vào cháo.
Mỗi loại rau đều có một đặc trưng với điểm mạnh khác nhau. Chúc mẹ tìm được loại rau yêu thích để trẻ hào hứng hơn khi ăn dặm. Chúc bé ngon miệng, mẹ ngon giấc.
Xem thêm:
- Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì để mau chóng hồi phục sức lực?
- Ăn dặm kiểu Nhật – làm cơm Bento cho bé
- Các loại rau cho bé ăn dặm mẹ nên đưa vào thực đơn cho bé mỗi ngày