Trẻ 8 tháng biếng ăn làm bố mẹ lo lắng, hãy tham khảo các giải pháp sau đây

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 8 tháng biếng ăn được coi là vấn đề khủng hoảng mà nhiều mẹ trẻ phải đối mặt trong quá trình nuôi con nhỏ. Thay vì háo hức được thưởng thức những thực đơn hấp dẫn như mọi ngày, bé trở nên kén chọn với ngay cả món ăn yêu thích của mình, hoặc là bé ăn rất ít, hoặc từ chối hoàn toàn cho dù mẹ đã rất kiên nhẫn với bé hơn thường ngày.

Khi trẻ biếng ăn không chỉ mỗi mình bé đang gặp vấn đề stress mà còn khiến mẹ phải đau đầu, lo lắng không biết nguyên nhân do đâu? Làm cách nào để bé lấy lại phong độ như trước đây? Xin chia sẻ cùng mẹ một số kinh nghiệm trong chăm sóc trẻ 8 tháng biếng ăn. Mời các chị em cùng tham khảo.

Dấu hiệu cho thấy trẻ 8 tháng biếng ăn

Không như những vấn đề thường gặp khác trong quá trình chăm sóc trẻ, không khó để mẹ nhận ra những dấu hiệu cho thấy trẻ 8 tháng biếng ăn. Những dấu hiệu phổ biến là:

  • Trẻ từ chối thức ăn. Khi cho trẻ ăn bột, ăn cháo bé ngoảnh mặt đi, mím chặt miệng, lắc đầu. Nếu mẹ ép bé ăn con sẽ tỏ ra khó chịu, cáu gắt, la hét và khóc lóc. Đối với trẻ ăn BLW, bé sẽ nghịch thức ăn nhiều hơn tự ăn, ném thìa muỗng, bôi bẩn thức ăn lên người.
  • Có những bé ăn rất ít, ăn được vài thìa đầu là ngậm thức ăn trong miệng, không chịu nuốt, thậm chí còn phì nhổ, nôn trớ
  • Trẻ 8 tháng biếng ăn còn biếng cả bú mẹ và không uống hết lượng sữa bột như mọi ngày
  • Bé vừa ăn vừa chơi, thời gian ăn rất lâu nhưng ăn rất ít

Nếu mẹ không để ý thấy sự khác thường của con trong giai đoạn này thì tất cả những dấu hiệu kể trên có thể gặp phải ở một trẻ 8 tháng biếng ăn với mức độ tăng dần và trong thời gian kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc trẻ.

Tìm hiểu những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ biếng ăn

Ngay khi thấy con có những dấu hiệu biếng ăn, bỏ bữa, nếu không muốn tình trạng tiếp tục kéo dài, mẹ phải biết được nguyên nhân nào khiến trẻ 8 tháng biếng ăn. Là do bé đang gặp phải vấn đề gì? hay do mẹ sai sót trong quá trình chăm sóc vì chưa có nhiều kinh nghiệm hay một nguyên nhân khách quan khác khiến bé bị tác động?

Biếng ăn sinh lý

Khi xác định bé đang biếng ăn sinh lý, lỗi không phải do bé mà trong giai đoạn này, sự phát triển về thể chất và hình thành một số kỹ năng khác có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học cũng như thói quen ăn uống của trẻ. Có những bé gặp vấn đề biếng ăn vì con đang mọc răng nên cảm thấy đau nướu, khó chịu, một số bé sốt nhẹ, tiêu chảy khiến bé lười nhai, mất vị giác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số bé khác lại đang rơi vào tuần khủng hoảng – wonder week. Bé trở nên rất khó tính vào tuần 36, thường xuyên quấy khóc, bám mẹ, ít ngủ và biếng ăn trong thời kỳ này. Trường hợp trẻ 8 tháng biếng ăn sinh lý còn có thể xuất phát từ nguyên nhân bé chưa thích nghi với việc thay đổi cách chế biến bữa ăn từ loãng đến đặc dần. Lượng thức ăn và số bữa ăn cũng tăng lên khiến hệ tiêu hóa của trẻ trở nên nhạy cảm khi phải làm việc nhiều hơn dẫn đến việc con chán ăn, không muốn ăn và trở nên biếng ăn trong nhiều ngày.

Biếng ăn tâm lý

Trẻ 8 tháng biếng ăn tâm lý xuất phát từ cả 2 phía là cách chăm sóc của người lớn và từ chính bản thân con. Đây là giai đoạn con rất nhạy cảm nên nếu chỉ vì lo lắng con thiếu cân, chậm phát triển mà bố mẹ thường xuyên ép con ăn nhiều, ăn liên tục, không quan tâm đến nhu cầu thực sự của trẻ sẽ khiến trẻ rất dễ biếng ăn. Khi bị ép ăn, trẻ sẽ dễ rơi vào tâm lý sợ ăn, khóc lóc khi đến bữa và ăn dặm sẽ trở thành cực hình có thể khiến trẻ 8 tháng biếng ăn.

Ngoài ra, khi 8 tháng con đã biết nhiều hơn nên một số bé thể hiện quan điểm khá rõ ràng với đồ ăn thức uống. Con thích gì thì con ăn, không thích con không chịu ăn. Nếu tình trạng kén ăn kéo dài sẽ dẫn đến việc bé biếng ăn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biếng ăn bệnh lý

Trong quá trình chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi, mẹ cũng cần biết rằng trong giai đoạn này bé cũng gặp một số vấn đề về thể chất do hệ miễn dịch còn non yếu hoặc những tác động từ điều kiện sống. Khi trẻ 8 tháng biếng ăn cũng có thể là do con đang mắc phải số bệnh lý thông thường như sốt, cúm, ho viêm họng, đầy bụng khó tiêu, thiếu máu, thiếu vi chất dinh dưỡng như kẽm, bé đang bị tiêu chảy, táo bón hoặc các vấn đề về da. Ngoài ra, những trẻ đang phải điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và niêm mạc miệng của trẻ, dẫn đến biếng ăn trong giai đoạn này.

Ngoài 3 nhóm nguyên nhân phổ biến kể trên, cha mẹ còn mắc phải một số sai lầm khiến tình trạng biếng ăn ở trẻ 8 tháng trở nên nghiêm trọng hơn. Thói quen và giờ giấc ăn uống không khoa học, mỗi bữa ăn kéo dài quá lâu, thời gian giữa các bữa quá gần nhau, cho ăn tùy tiện bất cứ lúc nào mà không theo thời gian biểu làm hệ tiêu hóa của trẻ bị đảo lộn do làm việc liên tục và quá tải.

Nhiều gia đình khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm không hình thành thói quen tốt là ngồi ghế ăn đàng hoàng mà cho ăn rong, vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại thì bé sẽ không tập trung ăn uống. Cách ăn như thế này càng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng trẻ 8 tháng biếng ăn triền miên, phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài và đòi hỏi đáp ứng cho bằng được.

Kinh nghiệm dành cho mẹ trong chăm sóc trẻ 8 tháng biếng ăn

Giải pháp với trẻ biếng ăn sinh lý

Nếu trẻ biếng ăn sinh lý thì thời gian sẽ không kéo dài quá lâu, đôi khi chỉ là trong vài ngày hoặc nhiều nhất là 1 tuần. Qua thời gian này, mẹ sẽ khá ngạc nhiên khi con đã phát triển thêm một nấc mới trong hành trình khôn lớn như mọc những chú răng xinh hoặc thành thục một vài kỹ năng mới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Việc mẹ cần làm đối với những trẻ 8 tháng biếng ăn trong giai đoạn này đó là hãy kiên nhẫn, quan tâm bé hơn và không ép bé ăn nếu không sẽ lợi bất cập hại. Con chuyển từ biếng ăn sinh lý sang biếng ăn tâm lý. Mẹ cũng có thể vỗ về bé khi con gặp phải những cơn đau lúc mọc răng. Trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại khi thời kỳ này qua đi nên mẹ không cần phải quá lo lắng nếu sợ rằng con có thể bị chậm lên cân, thiếu chất.

Cải thiện biếng ăn tâm lý

Đối với những trẻ 8 tháng biếng ăn tâm lý, mẹ nên điều chỉnh cách thức chăm sóc hợp lý và khoa học hơn.

  • Xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp, đa dạng về thực phẩm, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng gồm 2 bữa chính, 2 bữa phụ và duy trì lượng sữa để đáp ứng 70% nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Cho trẻ ăn dặm theo nguyên tắc từ ít tới nhiều, từ lỏng tới đặc dần, giới thiệu từng loại thực phẩm để trẻ làm quen và thích ứng dần với chế độ ăn mới.
  • Tuyệt đối không ép trẻ ăn. Cha mẹ nên quan tâm đến chất lượng bữa ăn để trẻ có thể hào hứng khi được ăn trong không khí vui vẻ, thoải mái nhất. Mỗi bữa chỉ nên diễn ra trong vòng 25 – 30 phút, không kéo dài thời gian có thể ảnh hưởng đến các sinh hoạt khác.
  • Luôn nhớ rằng không cho trẻ ăn vặt ít nhất là 2- 3 tiếng trước bữa ăn. Khi các bữa ăn quá gần nhau, trẻ không có cảm giác đói hay thèm ăn khiến con ăn được ít ở bữa chính thậm chí chán ăn. Khi trẻ ăn không nên cho xem tivi, điện thoại, ăn rong làm phân tán sự chú ý của trẻ, khiến não bộ bị lệ thuộc và không tập trung cho việc chính, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
  • Nên cho trẻ ăn vào khung giờ cố định. Đối với những trẻ kén ăn mẹ có thể chế biến các thực phẩm khác sao cho bắt mắt, kích thích vị giác. Thực đơn nên xen kẽ giữa các món mới và món con yêu thích để trẻ hào hứng hơn.

Khắc phục tình trạng biếng ăn bệnh lý

Trẻ 8 tháng biếng ăn vì các nguyên nhân bệnh lý luôn khiến cho cha mẹ lo lắng vì nếu bệnh không được chữa dứt điểm có thể khiến tình trạng biếng ăn kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Ngoài việc cho trẻ thăm khám để biết được chính xác nguyên nhân và cách điều trị, cha mẹ có thể tăng cường chức năng hệ tiêu hóa bằng cách cho bé ăn sữa chua và ăn thêm bữa phụ bằng các loại hoa quả, nước trái cây giàu vitamin và khoáng chất.

Nếu cần mẹ cũng có thể bổ sung thêm một số loại men vi sinh và một số vi chất cần thiết như kẽm, selen, vitamin B1, vitamin D… để kích thích hệ tiêu tiêu hóa của trẻ sản sinh các enzym giúp tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn thành dưỡng và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lời kết

Giai đoạn đầu đời là giai đoạn rất quan trọng cho sự tăng trưởng của trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn 8 tháng tuổi khi trẻ đang trên đà phát triển nhanh chóng. Trẻ 8 tháng biếng ăn vài ngày là chuyện bình thường mà hầu như em bé nào cũng trải qua. Tuy nhiên nếu tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, hình thành thói quen ăn uống xấu, nghiêm trọng hơn là giảm sức đề kháng, trí tuệ chậm phát triển, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực.

Khi trẻ 8 tháng biếng ăn mẹ nên hiểu rõ nguyên nhân và lựa chọn cách chăm sóc hợp lý, cố gắng kiên nhẫn và tránh những sai lầm có thể khiến trẻ càng lười ăn hơn. Mẹ có thể tham khảo thêm một số thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng tuổi giúp bé ăn ngon miệng. Chúc mẹ luôn hiểu bé và con luôn ăn ngon, lớn nhanh, khỏe mạnh!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ZinVi