Trẻ 4 tháng bị tiêu chảy - Ba mẹ nên xử lý ra sao và khi nào phải gọi bác sĩ?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 4 tháng bị tiêu chảy có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Cha mẹ nên xử lý như thế nào để con nhanh hồi phục. Và khi nào thì đưa bé đến bệnh viện?

Dưới đây là cách nhận biết, cùng với thông tin về nguyên nhân và cách điều trị trẻ 4 tháng tuổi bị tiêu chảy mà mẹ nên nắm vững.

Nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh có thể bị tiêu chảy vì nhiều lý do. Dưới đây là một số nguyên nhân chung gây tiêu chảy cùng với một vài nguyên nhân liên quan đến bú mẹ và bú sữa công thức.

Hầu như mọi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy vì những nguyên nhân như:

  • Bệnh tật: Virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em.
  • Bắt đầu ăn dặm: Những thay đổi trong chế độ ăn của bé có thể gây dị ứng thực phẩm và nhạy cảm dẫn đến tiêu chảy.
  • Sử dụng một vài loại thuốc như kháng sinh. Lúc này do hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn chỉnh nên dễ gây khó chịu cho dạ dày và gây ra phân lỏng.
  • Mọc răng: trẻ ở giai đoạn này hay ngứa răng, dẫn đến có thể đưa mọi thứ vào miệng. Vi trùng trên đồ chơi, răng và bàn tay bé có thể dễ dàng tìm đường vào cơ thể , gây ra tiêu chảy.

Ngoài ra, có thể trẻ 4 tháng bị tiêu chảy khi còn bú mẹ vì những lý so sau:

  • Chế độ ăn uống chưa hợp lý của mẹ.
  • Mẹ đang sử dụng thuốc nhuận tràng. Hầu hết thuốc thường an toàn để sử dụng. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng loại kích thích mạnh có thể truyền sang bé và gây tiêu chảy. Hãy cho bác sĩ hay bạn vẫn cho con bú để kê toa hợp lý nhé.

Trẻ đang uống sữa công thức có thể bị tiêu chảy vì:

  • Dị ứng với loại sữa công thức đang uống. Nhiều nhãn hiệu sữa bột dành cho trẻ sơ sinh được làm từ sữa bò và protein trong sữa bò có thể gây dị ứng ở trẻ. Một số trẻ cũng khá nhạy cảm với công thức dựa trên đậu nành. Vì thế, mẹ nên chú ý kỹ thành phần và phản ứng của con khi uống sữa công thức.
  • Sữa bị nhiễm khuẩn: vấn đề này có thể xảy ra nếu nước bạn dùng pha sữa không hợp vệ sinh. Hoặc bảo quản sữa không đúng cách khiến sữa bị hư.

Phân của trẻ 4 tháng bị tiêu chảy khác với bình thường như thế nào?

Thông thường, bé sẽ đi đại tiện tầm 5-6 lần mỗi ngày nếu bú sữa mẹ. Phân mềm lỏng và có ít hạt trắng, cũng thường có màu vàng hoặc màu cam nhưng thỉnh thoảng có màu xanh lục nhạt .

Với các bé uống sữa công thức thì đi ít hơn bé bú sữa mẹ, khoảng 1-3 lần/ngày. Phân của bé thường mềm, màu sắc tùy vào loại sữa của bé mà có thể chuyển đổi từ xanh xám, vàng, hoặc nâu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khả năng cao trẻ 4 tháng bị tiêu chảy với các dấu hiệu sau:

  • Đi ngoài nhiều lần hơn bình thường của bé.
  • Có bọt.
  • Tóe nước.
  • Thay đổi màu sắc như màu đen.
  • Có nhầy hoặc máu.
  • Có mùi thối.

Các cấp độ tiêu chảy và biểu hiện ở trẻ sơ sinh

Mất nước nhẹ (Độ A)

  • Mắt của bé khô, khi khóc chảy rất ít nước mắt hoặc không có nước mắt.
  • Khô miệng, lưỡi ướt.
  • Tiểu ít hơn bình thường.
  • Bé trở nên kém linh hoạt và dễ cáu gắt.

Mất nước vừa (Độ B)

  • Xuất hiện hiện tượng mắt trũng.
  • Trẻ lờ đờ hoặc li bì.
  • Sờ thấy da bé bị khô và kém đàn hồi.
  • Khát (bú háo nứớc)

Mất nước nặng (Độ C)

  • Trẻ không đi tiểu (vô niệu) trong vòng 6 giờ.
  • Mắt rất trũng và khô.
  • Da mất khả năng đàn hồi.
  • Rất lờ đờ, li bì hoặc có thể bị bất tỉnh, hôn mê.
  • Mạch nhanh nhẹ hoặc không bắt được, huyết áp tụt hoặc không đo được.

Một số biểu hiện khác có thể kèm theo:

  • Buồn nôn, ói thức ăn.
  • Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi gây nên tình trạng co giật.
  • Đau bụng.

Bạn có thể làm gì khi trẻ 4 tháng bị tiêu chảy?

Mấu chốt cách xử lý tiêu chảy ở trẻ là bù nước và điện giải.

  • Tiếp tục cho bé ăn: vẫn cho bé bú để giữ và cung cấp thêm lượng nước bé đã bị mất. Bé có thể bị mất nước rất nhanh nếu không được cho bú/ăn.
  • Nếu bạn đang cho con bú, hãy tiếp tục cho bé bú. Sữa mẹ chứa chất lỏng và dinh dưỡng mà bé mất do tiêu chảy. Ngoài ra, sữa mẹ còn có kháng thể giúp bé chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Tuy nhiên, mẹ cũng nên xem xét lại chế độ ăn của mình để loại trừ nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.
  • Nếu bạn đang bú bình, không pha loãng sữa bột mà vẫn cho con ăn như mọi khi.
  • Tã ướt có thể gây kích ứng da của bé và gây ra chứng hăm tã, vì vậy hãy thường xuyên thay tã ướt và bẩn. Cố gắng giữ cho khu vực tã của bé sạch sẽ và khô ráo nhất có thể. Và đừng quên rửa tay sau mỗi lần thay tã để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng.
  • Không cho trẻ uống bất kỳ thuốc tiêu chảy nào nếu không có toa thuốc của bác sĩ.
  • Để ý những dấu hiệu cấp độ tiêu chảy ở trên để can thiệp kịp thời.

Khi nào nên đưa bé đi bác sĩ?

Tiêu chảy có thể gây nguy hiểm, thậm chí tử vong cho trẻ sơ sinh. Do đó, đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu sau kèm theo:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Tiêu chảy không hết trong vòng 24 tiếng
  • Bé lên cơn sốt
  • Nôn mửa hơn 12 tiếng
  • Phân có máu, chất nhầy hoặc màu đen
  • Phân có mùi hôi
  • Có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, vật vã,…)

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

 

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu