Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm: Nguyên nhân và mẹo giúp bé ngon giấc trở lại

Những khủng hoảng trong giai đoạn lên 3 có thể tác động tác giấc ngủ của trẻ, khiến bé hay khóc và mè nheo nhiều hơn. Đôi khi, do lối diễn đạt không bắt kịp được suy nghĩ của trẻ cũng khiến trẻ “khủng hoảng” với chính mình. Từ đó, trẻ cảm thấy khó chịu, hay cáu gắt với bản thân, dễ khóc, dễ bỏ cuộc…

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm, vì sao? Ở tình huống này các mẹ cần dành thời gian quan sát con để nhận biết những dấu hiệu của bệnh lý liên quan tới giấc ngủ của trẻ.

Nội dung bài viết:

  • Lý do trẻ 3 tuổi hay khóc đêm vì những thay đổi tâm lý
  • Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm vì chuyển đổi của việc đi học mẫu giáo
  • Bé 3 tuổi hay khóc về đêm do vấn đề về sức khỏe
  • Bé khóc đêm do thiếu vi chất
  • Những bí quyết giúp bé 3 tuổi ngủ ngon giấc

Lý do trẻ 3 tuổi hay khóc đêm vì những thay đổi tâm lý

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét? Ở tuổi lên 3 trẻ có nhiều thay đổi lớn về tâm lý. Những khủng hoảng trong giai đoạn này cũng có thể tác động tác giấc ngủ của trẻ, khiến bé hay khóc và mè nheo nhiều hơn.

Theo nhà tâm lý học lứa tuổi Erick Erickson: “ba tuổi là khởi đầu của giai đoạn hình thành tính tự chủ và ý thức độc lập của trẻ”. Trong thời kỳ này, trẻ muốn khám phá thế giới bằng chính cặp mắt và đôi tay của mình.

Sự phát triển về thể chất mà nhất là khả năng di chuyển ngày càng hoàn thiện là động lực to lớn thúc đẩy trẻ làm theo ý mình mạnh mẽ hơn. Trẻ say mê khám phá thế giới, thậm chí muốn chinh phục cả những thứ nằm ngoài khả năng vốn có của mình.

Đôi khi, do lối diễn đạt không bắt kịp được suy nghĩ của trẻ cũng khiến trẻ “khủng hoảng” với chính mình. Từ đó, trẻ cảm thấy khó chịu, hay cáu gắt với bản thân, dễ khóc, dễ bỏ cuộc…

Xem thêm

Mẹo hay giúp bé 2 tuổi không còn quấy khóc đêm

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm vì chuyển đổi của việc đi học mẫu giáo 

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay khóc đêm? Thông thường, với những bé mới đi nhà trẻ, ban đêm bé sẽ khó ngủ bởi vì đã có sự thay đổi về môi trường, về chế độ sinh hoạt. Nhưng sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày đầu mà thôi, dần dần khi bé đã thích nghi được, bé sẽ ngủ ngon và hết khóc đêm.

Những căng thẳng, áp lực trên lớp là nguyên nhân chính khiến các bé đi nhà trẻ về khóc đêm kéo dài. Có vô số thứ có thể khiến đứa trẻ bị căng thẳng, thường là :

  • Khó khăn khi học tập trên lớp
  • Khó khăn khi kết bạn, bị bạn bè bắt nạt
  • Sợ hãi một thứ gì đó tại nhà trẻ
  • Bị thương, bị bạo hành (gồm cả thể chất và tinh thần).

Bé 3 tuổi hay khóc về đêm do vấn đề về sức khỏe 

Với trẻ hiếu động, thường các bé hoạt động nhiều vào ban ngày nên buổi tối sẽ hay bị mệt mỏi. Nhưng có khi tình trạng mệt mỏi cũng là dấu hiệu cảnh báo cho một căn bệnh tiềm ẩn nào đó mà bé đang gặp phải.

Một số trường hợp trẻ còn bị rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài nhiều hoặc tình trạng đầy hơi chướng bụng cũng khiến các bé khó chịu nên sinh ra ngủ không yên giấc.

Vì thế, mẹ nên chú ý đừng để trẻ ăn quá no hoặc nếu con có đang sử dụng thuốc hãy hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp. Nguyên do là có nhiều loại thuốc sẽ gây chướng bụng khiến trẻ khó thở hơn khi ngủ.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Theo thạc sĩ Thành Ngọc Minh, trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương, trẻ khóc đêm còn có thể do nguyên nhân rối loạn giấc ngủ. Giấc ngủ có tác dụng giúp cơ thể phục hồi và phát triển. Nếu chu kỳ thức ngủ ở não bị rối loạn thì sẽ gây rối loạn giấc ngủ.

Khóc đêm là 1 trong những biểu hiện thường thấy của rối loạn giấc ngủ. Các biểu hiện khác thường gặp là máy giật cơ khi ngủ, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, khóc lóc... Tình trạng này đang ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ.

Bé khóc đêm do thiếu vi chất 

Vi chất rất cần cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Thiếu vi chất là nguyên nhân hàng đầu trẻ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, biếng ăn. Sức khỏe không đảm bảo làm bé trằn trọc, ngủ không ngon. Giấc ngủ chập chờn làm trẻ khó chịu và hay khóc đêm hơn.

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm có thể do thiếu các vi chất như vitamin D, kẽm, canxi, sắt... Khi cha mẹ nhận thấy con mình có các dấu hiệu như:

  •  Trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao
  • Trẻ hay bị ốm: viêm mũi họng kéo dài, ỉa chảy tái diễn
  • Rụng tóc, quấy khóc đêm, ra mồ hôi trộm
  • Da xanh, tóc khô, móng tay dễ gãy
  • Đau nhức xương khớp, biến dạng xương, lồng ngực.

Bé cần được đi khám để biết được chính xác nguyên nhân cũng như vi chất cần bổ sung tại thời điểm đó.

Xem thêm

Trẻ 2 tuổi hay quấy khóc - Bé khó chịu hay chỉ là con muốn gây sự chú ý?

Những bí quyết giúp bé 3 tuổi ngủ ngon giấc 

Giúp con thư giãn trước giờ đi ngủ 

Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm phải làm sao? Khác với trẻ nhỏ, các bé tuổi mẫu giáo không dề chìm vào giấc ngủ ngay khi lên giường. Các chuyên gia trẻ em Nhật Bản khuyên ba mẹ nên dành một khoảng thời gian tĩnh với trẻ trước khi con chính thức đi ngủ.

Trong lúc này, ba mẹ có thể trò chuyện với trẻ, cùng nghe nhạc êm dịu hoặc đọc sách, truyện cho con. Đây được xem là hoạt động giúp trẻ chuyển từ trạng thái "động" (chơi đùa, chạy nhảy...) sang trạng thái "tĩnh" (ngủ) để giấc ngủ của con được dễ dàng và thoải mái hơn.

Ngủ đúng giờ, đúng giấc 

Từ 3 tuổi trở đi, trẻ thường có xu hướng thức khuya hơn nếu có các yếu tố kích thích bên ngoài. Mải chơi, xem phim hoạt hình, nói chuyện... đều khiến trẻ xao lãng tới giấc ngủ đêm dù thực sự trẻ đang rất buồn ngủ.

Ba mẹ nên khuyến khích trẻ đi ngủ sớm từ 9 giờ tối và thức giấc sớm vào sáng hôm sau. Giấc trưa chỉ cần ngủ vừa đủ và không kéo dài. Như vậy, dần dần cơ thể trẻ mới hình thành thói quen ngủ nghỉ đúng giấc.

Và một khi đồng hồ sinh học của con đã được cố định thì giấc ngủ của trẻ cũng trở nên ổn định hơn.

Nếu bé khóc, hãy vỗ về con 

Tỉnh giấc và khóc giữa chừng là điều hiếm khi xảy ra với trẻ đã 3 tuổi. Nhưng do nhiều nguyên nhân như đã nói trên, việc bé khóc và cảm thấy không an toàn trong lúc ngủ đều có thể xảy ra.

Mẹ có thể trấn an bé bằng cách vỗ về con hoặc cho con một người bạn gấu bông để con cảm thấy yên tâm khi đang ngủ. Trẻ 3 tuổi hay khóc đêm là vấn đề không hiếm thấy. Mẹ cần chú ý chăm sóc để trẻ có giấc ngủ tốt hơn.

Nguồn tham khảo: Trẻ quấy đêm không phải chuyện nhỏ - vnexpress.net

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca theAsianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương