Trẻ mọc răng sớm từ 3 tháng tuổi có nguy hiểm không? Bố mẹ cần phải làm gì?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 3 tháng mọc răng sớm có phải là hiện tượng nguy hiểm? Bác sĩ chuyên khoa cho biết đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, thậm chí có bé đã có 1 – 2 chiếc răng ngay từ khi sinh ra. Trong trường hợp này bố mẹ cần phải chăm sóc con như thế nào để răng con chắc khỏe, tránh được dị dạng và những cơn đau? Những thắc mắc đó, sẽ được giải đáp chi tiết qua các nội dung sau:

  • Trẻ 3 tháng tuổi mọc răng có nguy hiểm không?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng
  • Bố mẹ nên làm gì để con bớt khó chịu khi mọc răng?

Trẻ 3 tháng mọc răng sớm có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 6-8 tháng tuổi là bắt đầu mọc chiếc răng đầu đời. Nhưng nếu bé 3 tháng tuổi mọc răng hay 10 tháng tuổi thì cũng hoàn toàn bình thường. Thực tế, có nhiều bé vừa mới sinh đã có sẵn 1- 2 chiếc răng.

Bạn có thể chưa biết:

Các dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu bố mẹ không nên bỏ qua

Trẻ 8 tháng chưa mọc răng liệu có đáng lo? Bố mẹ nên làm gì?

 

Trẻ 3 tháng mọc răng sớm có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ thì đó là sự phát triển bình thường nên bố mẹ không quá lo lắng. Điều quan trọng cần làm lúc này là quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ sao cho phù hợp để răng phát triển bình thường.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ 3 tháng tuổi mọc răng

Bé phải tập trung năng lượng cho việc mọc răng nên cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt, bé mọc răng khi còn quá nhỏ mới 3 tháng tuổi nên thường có những biểu hiện rối loạn dễ nhận biết dưới đây:

  • Bé chảy nước dãi nhiều hơn so với bình thường.
  • Mẹ thấy bé mệt mỏi, hay quấy khóc và dễ bị kích động.
  • Gặm móng tay hay nghiến nướu cũng là một dấu hiệu.
  • Đi tiêu phân lỏng do đường tiêu hóa bị rối loạn.
  • Sốt nhẹ, phần nướu có biểu hiện sưng, tấy đỏ và thậm chí là bị loét.
  • Bé ăn uống ít hơn và còn tụt cân.

Những dấu hiệu ở trên kéo dài trong cơ thể bé từ 3-5 ngày và cũng tự hết sau 3- 7 ngày.

Trẻ cảm thấy mệt mỏi và hay quấy khóc là dấu hiệu dễ nhận biết con mọc răng sớm từ 3 tháng tuổi

Bố mẹ cần làm gì để bé 3 tháng mọc răng chắc khỏe và giảm bớt các cơn đau?

Bố mẹ cần theo dõi sát các biểu hiện của trẻ như chảy dãi, sốt, sưng nướu… và tìm một số giải pháp giảm đau cho con. Vậy thì một số cách giúp trẻ 3 tháng tuổi mọc răng không đau dưới đây sẽ giúp ích cho các mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Góc giải đáp: Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng

Thứ tự mọc răng của bé mà các phụ huynh cần nắm vững

 

Giảm bớt cơn đau cho trẻ 3 tháng tuổi mọc răng sớm bằng cách bôi gel

Với những trẻ mà 3 tháng tuổi đã mọc răng thì mẹ có thể bôi gel cho con. Chúng sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn khi răng bắt đầu nhú lợi.

Chú ý khi cho con bú

Lúc này mẹ cũng sẽ có thể phải trải qua những lần con nghiến ti mẹ để đỡ cảm giác khó chịu. Nếu không chịu đựng được thì hãy vắt sữa ra và cho con bú bình trong vài ngày cho đến khi con bình thường trở lại. Phần lợi và nướu của con lúc này rất nhạy cảm nên hãy chú ý đến việc chọn núm ti hay ti giả cho bé nhé.

 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi mọc răng, bé bị đau miệng và lợi nên thường biếng ăn, lười bú. Con cũng dễ quấy khóc, khó ngủ hơn bình thường. Hãy cố gắng cho bé bú đủ sữa và chia làm nhiều bữa nhỏ để làm bớt khó chịu cho bé.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Khi có các dấu hiệu mọc răng ở trẻ 3 tháng tuổi, mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho bé. Nhớ chuẩn bị khăn ẩm mềm mại để lau nước dãi và nướu ngay cho trẻ.

Hạ sốt

Trẻ 3 tháng tuổi mọc răng có nguy hiểm không. Bé sẽ không thể tránh được các cơn sốt. Nếu trẻ sốt nhẹ thì có thể cho uống thuốc hạ sốt ngay tại nhà.

Trường hợp, con sốt cao thì các mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện chuyên khoa. Mẹ đừng chủ quan để con sốt quá cao sẽ gây nên một số biến chứng khôn lường như co giật, tim đập nhanh hay khó thở…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời điểm, trẻ 3 tháng tuổi mọc răng thường bị sốt và ăn ít. Nên các ông bố bà mẹ cần có sự chăm sóc, quan tâm con hơn nữa. Nhưng đừng vì thế mà bố mẹ quá lo lắng.

Hãy trang bị cho mình những kiến thức đúng đắn giúp trẻ vượt qua tuổi mọc răng hạn chế tối đa đau đớn. Đồng thời, tạo tiền đề cho hàm răng chắc khỏe sau này.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen