Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm và những điều cha mẹ cần biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm khiến các bậc làm cha mẹ “lo sốt vó” sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con, và bản thân thì vô mệt mỏi, thường xuyên mất ngủ vì phải thức dỗ dành con.

Để giải quyết tình trạng trẻ hay khóc đêm hiệu quả, giúp con yêu có những giấc ngủ ngon hơn. Chúng ta phải tìm ra được nguyên nhân gây và sau đó khắc phục đúng cách.

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau

Những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nhưng phổ biến nhất vẫn là những lý do sau đây:

  • Trẻ em thường đói bụng nhanh, do có dạ dày nhỏ và cần được cho ăn nhiều lần trong ngày. Nếu cha mẹ cho ăn quá sớm hoặc ăn quá ít trong bữa ăn sẽ khiến trẻ nhanh đói. Dẫn đến ngủ không ngon giấc và làm trẻ 2 tuổi hay khóc đêm.
  • Trẻ khóc đêm bất thường có thể bị rối loạn đường ruột, gặp phải tình trạng đầy hơi chướng bụng. Bởi cha mẹ cho trẻ ăn quá no hoặc ăn những thức ăn khó tiêu hóa.
  • Mọc răng cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ 2 tuổi hay khóc đêm. Cơn đau nướu khi mọc răng khiến cho trẻ khó ngủ, sinh ra cáu kỉnh, bứt rứt khó chịu.
  • Ở giai đoạn 2 tuổi, lúc này con của bạn vẫn chưa kiểm soát được hoàn toàn khả năng đi tiểu tiện của mình và có dấu hiệu tè dầm. Cảm giác ướt át làm trẻ nhanh chóng thức dậy trong buổi đêm và quấy khóc như phản xạ tự nhiên.
  • Một số trẻ khóc đêm do ban ngày cha mẹ đưa đến nơi công cộng đông người, nơi ồn ào. Hoặc xem các bộ phim kinh dị, thường xuyên hù dọa con... Tối đến, trẻ sẽ dễ gặp cơn ác mộng, dẫn đến bị giật mình và quấy khóc.

Ngoài ra, nguyên nhân trẻ quấy khóc ban đêm còn xuất hiện khi không gian ngủ không thoải mái, thiếu hụt vitamin D, sợ bóng tối...

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm ảnh hưởng như thế nào?

Trẻ khóc đêm kéo dài liên tục là nỗi kinh hoàng đối rất nhiều gia đình. Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mà còn gây ra tình trạng mệt mỏi cho cha mẹ.

Theo nhiều nghiên cứu, giấc ngủ có tác dụng giúp cơ thể trẻ phục hồi sức khỏe và phát triển. Trong quá trình ngủ, tuyến tiền yên trong não của trẻ em sẽ tiết ra loại hormone tăng trưởng và ở giai đoạn 2 tuổi, trẻ thường ngủ 14-16 giờ/ ngày.

Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm dễ chậm tăng cân và chậm phát triển chiều cao

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ khóc đêm không rõ nguyên nhân liên tục gây chậm phát triển trí tuệ. Đồng thời hạn chế khả năng nhận thức, học tập sau này. Vấn đề này còn khiến trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao do hormone tăng trưởng bị giảm sút.

Hơn thế nữa, trẻ 2 tuổi khóc đêm mà không có biện pháp can thiệp sớm sẽ tăng áp lực lớn lên tim, dẫn tới tim đập nhanh, tăng áp lực máu não và  huyết áp cao...

Riêng những bậc phụ huynh có con là trẻ 2 tuổi thường khóc đêm dễ bị stress, trầm cảm sau sinh, mệt mỏi, mất ngủ, thay đổi tính tình, cáu gắt... vì phải thức đêm chăm sóc con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chính vì vậy, trường hợp con mình hay khóc đêm chúng ta cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Từ đó, có giải pháp điều trị nhanh chóng, như vậy mới tránh những hệ lụy nguy hiểm sau này.

Bí quyết giúp trẻ không còn khóc đêm hiệu quả

Nếu con đang khóc đêm thì đừng quên mẹo chữa khóc đêm cực kỳ hiệu quả và dễ làm như:

  • Khi bé giật mình,chúng ta nên để im và quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Thấy con bật khóc to và có cử động mạnh, mới tiến hành dỗ dành.
  • Tránh đắp quá nhiều chăn trong lúc con ngủ hay mở máy lạnh nhiệt độ thấp, bật quạt số to.
  • Trong phòng ngủ không để đèn quá sáng, đảm bảo không gian yên tĩnh. Không để có tiếng ồn to nhằm hạn chế việc làm cho bé giật mình và thức giấc giữa đêm.
  • Cho trẻ ăn uống đúng giờ, đúng cữ và dùng loại thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Âm nhạc thường giúp bé ngủ nhanh và ngon hơn. Vì vậy nếu bé khó ngủ chúng ta có thể thử cho nghe những bản nhạc có giai điệu du dương.

Tránh đắp quá nhiều chăn trong lúc con ngủ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong trường hợp đã áp dụng tất cả các biện pháp trên nhưng trẻ 2 tuổi hay khóc đêm vẫn không giảm, rất có thể sức khỏe của con đang gặp trục trặc gì đó. Mẹ nên cho con đi khám và trao đổi kỹ với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn và chúc bé nhanh ngon giấc!

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen