Những mẹ bầu gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai thường có cảm giác chán ăn, khó chịu. Điều này có thể khiến thai nhi bị chậm phát triển và suy dinh dưỡng.
Vì sao mẹ bầu bị trào người dạ dày?
Đây là chứng bệnh mà hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải do những biến đổi về hoóc môn. Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy luôn khó chịu trong người, từ đó dẫn đến tình trạng không muốn ăn hoặc chỉ ăn được rất ít.
Các bác sĩ cho rằng, có 2 nguyên nhân chính thường khiến mẹ bầu có xu hướng bị trào ngược dạ dày trong thai kỳ như:
1. Sự thay đổi nội tiết do lượng progesterone tăng lên
Loại nội tiết tố này giúp cơ tử cung giãn nở nhưng cũng là nguyên nhân khiến cửa van dạ dày giãn ra. Lúc này một lượng axit dạ dày sẽ bị tràn ra gây cảm giác nóng ran, khó chịu. Nó còn làm các cơn co thắt của thực quản và ruột bị chậm lại, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
2. Kích thước thai nhi lớn dần cũng khiến mẹ dễ bị trào ngược dạ dày hơn
Do thai nhi lớn, gây áp lực lên dạ dày và cơ co thắt thực quản dưới khiến axit bị đẩy lên thực quản.
Mẹ bầu bị trào ngược thực quản thường có những biểu hiện như thế nào?
Một số dấu hiệu cơ bản mẹ có thể nhận biết về tình trạng trào ngược dạ dày của mình như sau:
– Vùng ngực nóng rát, khó chịu.
– Thường xuyên ợ nóng, ợ hơi.
– Bị đau ở thượng vị.
– Buồn nôn và nôn khan
– Cảm thấy rát họng và khó nuốt mỗi khi ăn uống.
– Đôi khi giọng bị khàn và có biểu hiện ho khan.
Tuy nhiên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng về tình trạng này vì hầu hết bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh bé một thời gian.
Mặc dù vậy, trào ngược dạ dày thường gây khó chịu và chán ăn. Để tránh những ảnh hưởng xấu có thể tác động tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi (con có thể bị suy dinh dưỡng, sinh ra nhẹ cân, sinh non, …), mẹ có thể áp dụng một số cách sau nhằm hạn chế tình trạng này.
Những cách phổ biến nhằm hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai của mẹ bầu
Một số mẹo hữu ích này có thể giúp mẹ:
– Chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn quá nhiều trong 3 bữa chính.
– Nhai kĩ và nhai từ từ sau khi ăn.
– Sau khi ăn mẹ nên nghỉ ngơi.
– Tránh các loại thực phẩm có chứa ga, gây khó tiêu như bắp cải, đồ uống có ga, các loại hạt đậu, …
– Cố gắng tạo tâm lý thoải mái, không căng thẳng.
Nếu tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai không có dấu hiệu thuyên giảm dù mẹ đã áp dụng nhiều cách thì mẹ bầu nên đi khám để được tư vấn tốt nhất.
Xem thêm bài liên quan:
- 10 cách đập tan nỗi lo của mẹ bầu khi bị ợ nóng trong thai kỳ
- Táo bón khi mang thai, mẹ bầu mau chữa ngay kẻo bị trĩ ra máu!
- Chướng bụng đầy hơi khi mang thai – Các cách giúp mẹ bầu xử lý điều khó chịu này
- Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa – Dấu hiệu cho thấy sức khoẻ và dinh dưỡng của mẹ bầu có vấn đề!