Trầm cảm sau sinh khiến nhiều mẹ có hành động tàn độc với chính đứa con dứt ruột đẻ ra. Vậy trầm cảm sau sinh là gì, trầm cảm sau sinh có tự khỏi được không hay phải điều trị, nguyên nhân nào gây nên loại bệnh lý này, những dấu hiệu nhận biết… Tất cả những thông tin vềtrầm cảm sau sinh sẽ được các bác sĩ giải đáp trong bài viết dưới đây!
Trầm cảm sau sinh là gì? Trầm cảm sau sinh có tự khỏi được không?
Đây là một loại bệnh lý xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ trong giai đoạn sinh nở hay sau sinh. Theo chuyên gia tâm lý, trầm cảm sau sinh xuất hiện bất cứ khi nào trong thời gian mang thai và 1 năm đầu sau sinh. Đặc biệt, bệnh xuất hiện phổ biến nhất vẫn là vào thời điểm 3 tuần đầu sau sinh.
Vậy trầm cảm sau sinh có tự khỏi được không? Trước khi tìm được câu trả lời chính xác thì các mẹ dành chút thời gian tìm hiểu những nguyên nhân gây nên dạng bệnh lý trầm cảm sau sinh này.
Nguyên nhân chính gây trầm cảm sau sinh
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến sản phụ mắc chứng bệnh trầm cảm sau sinh. Nhưng theo các chuyên gia tâm lý học thì có 3 nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Thai phụ có tiền sử bệnh trầm cảm sau sinh
Theo nhiều nghiên cứu của các bác sĩ, những người mẹ trước đây đã từng bị bệnh trầm cảm hay có người trong thân mắc bệnh trầm cảm thì tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm sau sinh sẽ rất cao.
Hormone thay đổi thường xuyên
Khi mang thai thì lượng hormone estrogen của chị em phụ nữ tăng rất cao. Tuy nhiên, lượng hormone đó sẽ giảm đột ngột ngay tại thời điểm sinh con. Chính sự thay đổi nhanh chóng này là nguyên nhân gây chứng trầm cảm sau sinh.
Áp lực từ cuộc sống
Người phụ nữ có sự phòng ngự về tâm lý yếu nhất do áp lực thì cũng là nguyên nhân gây bệnh trầm cảm sau sinh. Chẳng hạn, người mẹ chưa chuẩn bị tâm lý và sức khỏe cho việc mang thai hay mang thai ngoài ý muốn.
Sản phụ cũng có thể mắc bệnh khi không nhận được sự quan tâm từ gia đình, nhất là người chồng. Áp lực từ tiền bạc hay việc phải cai nghiệm rượu, thuốc lá… cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng trầm cảm sau sinh cho các bà mẹ bỉm sữa.
10 dấu hiệu sớm nhận biết trầm cảm sau sinh
10 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp nhận biết được chứng trầm cảm sau sinh. Từ đó, có những can thiệp kịp thời để người mẹ thoát khỏi bệnh trầm cảm sau sinh.
– Lúc nào cũng cảm thấy buồn bã.
– Cảm xúc thất thường, rất dễ thay đổi và bùng nổ bất cứ lúc nào.
– Có cảm giác khó thở.
– Cảm giác bất an và lo lắng quá mức.
– Trí nhờ giảm và mất tập trung.
– Thu mình với các mối quan hệ xã hội.
– Không muốn ăn bất cứ món ăn nào.
– Mất dần năng lượng và cảm thấy không còn sức lực làm việc gì.
– Ngủ không ngon và bị rối loạn giấc ngủ.
– Nhạy cảm, dễ khóc chỉ vì những lý do nhỏ nhặt.
Nếu thai phụ nào có biểu hiện 5 triệu chứng ở trên. Trong đó, có 3 triệu chứng từ 1 đến 5 thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Chú ý, một số sản phụ có những hành động ngược đãi, xâm hại trẻ. Hoặc trầm trọng hơn là “sát nhi”, tự sát thì cần phải có sự can thiệp ngay của bác sĩ.
Tuy nhiên, nhiều gia đình và sản phụ xem nhẹ bệnh lý trầm cảm sau sinh. Họ băn khoăn, không biết trầm cảm sau sinh có tự khỏi được không hay cần gặp bác sĩ.
Trầm cảm sau sinh có tự khỏi được không hay cần điều trị?
Nếu gia đình và thai phụ không có hiểu biết gì về bệnh lý trầm cảm sau sinh thì cách tốt nhất là tìm đến bác sĩ chuyên môn để có phác đồ điều trị phù hợp.
Trường hợp, bệnh nhẹ, các mẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh lại tâm lý. Lúc này, người mẹ cần phải cần thả lỏng, luôn luôn nghĩ vềnhững điều tốt đẹp. Thỉnh thoảng thư giãn với âm nhạc, tham gia hoạt động ngoài trời và nhờ người chăm sóc em bé.
Theo chia sẻ của bác sĩ tâm lý, nhiều bà mẹ đã thành công trong việc trị trầm cảm sau sinh bằng phương pháp “tự kỷ ám thị”. Họ luôn tự nhắc với bản thân, trầm cảm sau sinh là một dạng bệnh lý. Trầm cảm sau sinh có thể chữa khỏi hoàn toàn, mình rất yêu con và sẽ không làm hại con.
Mong rằng với một số thông tin chia sẻ ở trên, thai phụ và người thân trong gia đình đã tìm ra lời giải cho câu hỏi “trầm cảm sau sinh có tự khỏi được không”. Trầm cảm sau sinh khó mà tự khỏi được và phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao nhất là tìm đến nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn.
Xem thêm: