Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Nhận biết và điều trị như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Đâu là dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh và điều trị bệnh này như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây. Mời mẹ cùng theAsianparent tham khảo ngay nhé!

Nguyên nhân khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là một dạng rối loạn cảm xúc xảy ra với những phụ nữ sau khi sinh con, khiến họ hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh là do:

Sự thay đổi trong cơ thể khi mang thai và sinh con

Cơ thể phụ nữ khi mang thai và sinh con liên tục có sự thay đổi về nồng độ hormone estrogen và progesterone nên dễ dẫn đến những bất ổn về cảm xúc, khiến mẹ luôn trong cảm giác mệt mỏi, khó chịu, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Ngoài ra, sự thay đổi về thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp và sự chuyển hóa trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến các chị em sau sinh dễ bị trầm cảm.

Công việc quá tải, không được nghỉ ngơi

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh mất rất nhiều tuần để phục hồi sức khỏe và năng lượng trở lại như ban đầu. Trong đó, phụ nữ sinh mổ lại càng mất nhiều thời gian hồi phục hơn.

Nếu sau sinh, mẹ không được nghỉ ngơi mà đã lao vào làm việc quá độ thì rất dễ dẫn đến stress, trầm cảm. Ngoài ra các mẹ sau sinh phải chăm sóc con vất vả mà không có sự giúp đỡ của người thân thì cũng rất dễ bị quá tải dẫn đến trầm cảm sau sinh.

Yếu tố đời sống

Sự thay đổi nội tiết tố cộng thêm các sự kiện trong đời sống ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý mẹ sau sinh như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, mâu thuẫn trong gia đình, bất đồng ý kiến, tranh cãi với chồng, con bị bệnh, con quấy khóc thường xuyên,... cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có tiền sử bị trầm cảm

Nguyên nhân khiến chị em mắc bệnh trầm cảm sau sinh còn có thể là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người từng bị trầm cảm thì người phụ nữ sau khi sinh cũng có nguy cơ mắc trầm cảm nhiều hơn.

Ngoài ra, các mẹ đã mắc chứng trầm cảm từ trước, trong hoặc sau khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.

Dấu hiệu nhận biết mẹ đã mắc phải chứng trầm cảm sau sinh

Các mẹ sau sinh và cả những người xung quanh thường không để ý đến những dấu hiệu này, chỉ đến khi xảy ra nhiều hậu quả đau lòng thì người ta mới nghĩ lại về các dấu hiệu gợi báo của chúng. Để phát hiện và chữa trị kịp thời, mẹ hãy để ý xem bản thân có đang gặp phải những dấu hiệu trầm cảm sau sinh dưới đây hay không nhé:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Suy nghĩ phức tạp và thái quá, luôn trong trạng thái lo sợ, căng thẳng, tâm trạng mệt mỏi, đau khổ và thậm chí khóc lóc cả ngày khiến cơ thể bị suy nhược
  • Không ăn uống gì hoặc ăn rất nhiều
  • Một số mẹ cảm thấy đau dạ dày hoặc đau dữ dội ở đầu, lưng và ngực nhưng khi khám thì không tìm ra nguyên nhân.
  • Giận dữ mất kiểm soát, dễ bị kích động với những việc tưởng như là đơn giản hằng ngày và rất khó để bình tĩnh trở lại
  • Cảm giác bị ám ảnh về một việc hay một người nào đó
  • Tâm trạng buồn, vô vọng, trống rỗng mà không biết vì sao lại buồn
  • Cảm thấy vô dụng và luôn tự đổ lỗi cho bản thân
  • Mất tập trung, suy giảm trí nhớ, không sắp xếp được suy nghĩ
  • Rối loạn giấc ngủ, có mẹ cả ngày không ăn uống gì mà chỉ ngủ li bì, có mẹ lại gặp phải tình trạng khó ngủ, dễ gặp ác mộng và không thể ngủ lại được nữa
  • Xa lánh người thân, bạn bè, thậm chí không muốn gần gũi với con.
  • Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Nhiều người hiện nay vẫn xem nhẹ bệnh trầm cảm sau khi sinh con và cho rằng đó chỉ là vấn đề về tâm lý và có thể kiểm soát được, tuy nhiên chỉ đến khi bản thân phải thực sự trải qua thì họ mới hiểu được căn bệnh này có sức ảnh hưởng ghê gớm như thế nào đến sức khỏe và đời sống.

Bệnh trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ mẹ đang gặp phải là nhẹ hay nặng. Đa số các mẹ ở trường hợp nhẹ thường sẽ tự khỏi nếu phát hiện kịp thời và có những điều chỉnh tâm lý đúng lúc. Ngược lại, các mẹ gặp trường hợp nặng nếu không được phát hiện sẽ mang đến những hậu quả vô cùng nguy hiểm.

Một số ảnh hưởng của bệnh trầm cảm sau sinh có thể kể đến như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Khiến mẹ suy dinh dưỡng, sụt cân do lo lắng và chán ăn kéo dài, từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú
  • Suy nhược thần kinh, có những suy nghĩ hoang tưởng và dễ dẫn đến những hành vi nguy hiểm, tự gây hại cho bản thân và cả những người xung quanh
  • Không có đủ tâm trí để chăm sóc gia đình và em bé tốt
  • Gia đình không được vui vẻ, một số mẹ bị rối loạn tâm thần còn nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm cách trừ tà, làm hại đến tính mạng của bé hoặc những người xung quanh mình

Trầm cảm sau sinh điều trị như thế nào?

  • Nói chuyện với bác sĩ tâm lý để giải tỏa những vấn đề mẹ đang gặp phải, dần dần bác sĩ sẽ giúp mẹ nhận ra và thay đổi những suy nghĩ, hành vi tiêu cực của mình
  • Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu mẹ đã bước sang giai đoạn trầm cảm ở mức độ nặng
  • Bạn bè, gia đình và những người thân xung quanh cần chia sẻ, hỗ trợ, và đồng cảm với những cảm xúc của người mẹ đang bị trầm cảm sau sinh
  • Bản thân người mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình và lắng nghe cảm xúc của mình, đừng ép mình phải làm việc quá sức mà hãy nghỉ ngơi, thư giãn, làm những điều mình yêu thích
  • Chăm sóc sức khỏe bản thân bằng chế ăn uống điều độ, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp trong những bữa ăn hằng ngày.

Kết luận

Như vậy, trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Vì vậy, gia đình cần quan tâm đặc biệt đến tâm lý của chị em phụ nữ sau khi sinh và bản thân phụ nữ sau sinh cũng cần có sự quan tâm đến cảm xúc của chính mình để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả không đáng có bạn nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy