Xin đừng chủ quan với trầm cảm sau sinh - kẻ giết người trong chính ngôi nhà bạn

Trầm cảm sau sinh - xin đừng chủ quan! Để bảo vệ sức khỏe mẹ sau sinh, hãy cùng tìm hiểu để nhận biết các triệu chứng và cách khắc phục.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đâu là những biểu hiện trầm cảm sau sinh mà mẹ bỉm sữa có thể phải đối mặt? Hãy thực sự nghiêm túc với tình trạng này vì nó gây ra nhiều tác hại mà bạn khó có thể hình dung được.

Một vài tháng sau khi con gái Alice của tôi ra đời, tôi ngồi trên chiếc xích đu lúc 4 giờ sáng vừa cho con bú vừa khóc mà chẳng có lý do rõ ràng – có lẽ là lần thứ 5 trong nhiều giờ đồng hồ.

Nó đã trở thành trạng thái của tôi; một nỗi buồn to lớn, trống rỗng ngắt quãng bởi những tia chớp lo âu, dữ dội và ám ảnh.

“Tôi chỉ cảm thấy mệt chút thôi”, tôi nói ngay khi bạn bè hoặc gia đình bày tỏ lo ngại về tôi. “Tôi là một người làm mẹ. Bạn biết việc này như thế nào rồi đấy!”

Tháng tiếp theo cũng vậy. “Chỉ tại hormone thôi!” Tôi nức nở với chồng mình. “Em chỉ mệt chút thôi… Chỉ cần điều chỉnh… Sẽ tốt hơn khi con ngủ nhiều hơn. Khi mọi thứ trở lại bình thường. Khi em có thể mặc vừa lại những bộ quần áo của mình… ”

Nhưng nhiều tháng trôi qua và mọi thứ đã không trở nên tốt hơn. Cuối cùng tôi nhận ra tôi cần được giúp đỡ.

Không chỉ là trầm cảm

Trước khi tôi nhận ra rằng việc khóc lóc lúc 4 giờ sáng của mình không chỉ là “tại hormone”, tôi đã mơ hồ về biểu hiện trầm cảm sau sinh thông qua những mẩu tin trên internet và những cuốn sách nhỏ mà họ đã phát tại bệnh viện.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chúng chủ yếu nói về những người khốn khổ mới làm mẹ, đấu tranh để kết nối với con mình. Đó không phải tôi, tôi bao biện. Chắc chắn rồi, tôi có buồn, nhưng tôi thấy mình hoàn toàn gắn bó với con. Hơn thế còn rất gắn bó.

Gắn bó tới mức tôi đã dành hàng giờ suy nghĩ ám ảnh về mọi điều xấu có thể xảy ra với con, tưởng tượng tới các tình huống ngày càng ảo tưởng và khó xảy ra.

“Cái cành cây kia có thể rơi xuống trúng người con. Làm sao tôi có thể sống nếu con tôi không còn? Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó bắt mất con tôi? Nếu con ngạt thở khi ngủ thì sao? Hàng loạt những câu hỏi như vậy luôn hiển hiện…”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng tôi cho rằng điều đó là hoàn toàn bình thường. Không lo cho con cái thì người mẹ sẽ làm gì đây?

Không hẳn vậy!

Trầm cảm sau sinh ngày càng biến tướng và phức tạp hơn

Hầu hết mọi phụ nữ đều quen thuộc với cụm từ trầm cảm sau sinh, nhưng họ còn phải đối mặt với nỗi sợ hãi sau sinh, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn tinh thần.

Đó là lý do tại sao thuật ngữ “trầm cảm sau sinh” đã trở nên cũ và dần được thay thế bởi cụm từ “Rối loạn lo âu và tâm trạng chu sinh” hay còn gọi là PMADs

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiến sĩ Catherine Birndorf, người sáng lập và là giám đốc y tế của Trung tâm Làm mẹ ở thành phố New York, nơi chuyên về sức khỏe tinh thần hậu sản, nói: “Có vẻ như PMADs là dạng trầm cảm sau sinh mới”.

“Vấn đề là rất nhiều bà mẹ nghe thấy ‘trầm cảm sau sinh’ và nghĩ, ‘nhưng tôi có chán nản đâu!”

Tôi lo lắng, tôi không thể ngủ được, tôi không cảm thấy là chính mình, ‘nhưng không có điều nào trong số đó giống như trầm cảm, vì vậy họ không tìm cách điều trị. ”

Ngoài kia có rất nhiều sự giúp đỡ, và nó thực sự hiệu quả, nhưng quan trọng là bạn phải biết bạn đang cần gì – đặc biệt là khi các triệu chứng của bạn không giống với triệu chứng điển hình của trầm cảm sau sinh.

Biểu hiện trầm cảm sau sinh không chỉ xảy ra ở người làm mẹ lần đầu

Trong khi các thuật ngữ “chu sinh” và “hậu sản” đề cập đến thời điểm ngay sau khi sinh, thì thực tế là nhiều bà mẹ phải vật lộn với những vấn đề sức khỏe tinh thần này rất lâu sau khi đứa trẻ được sinh ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

“Các triệu chứng xảy ra vào những thời điểm khác nhau trong cuộc sống”, Tiến sĩ Birndorf nói, “Tôi biết các bà mẹ có con ở tuổi thiếu niên vẫn phát biểu:” Tôi cảm thấy như mình vẫn đang đối phó với các vấn đề sau sinh!”

Các bà mẹ phải đối mặt với những khó khăn ngay sau sinh thường thấy mình không thể xoay sở khi phải đối phó với những thách thức mới, như sự ra đời của một đứa trẻ khác.

Tiến sĩ Birndorf nói: “Họ bị căng thẳng. Khi bạn đã hành động hết khả năng của mình, sẽ không có chỗ cho những căng thẳng mới. Sẽ không khó để những khó khăn đó nhấn chìm bạn.”

Điều này đặc biệt đúng đối với các bà mẹ có con đang gặp một vấn đề nào đó.

Lo lắng về đứa con đang vật lộn ở trường học, chăm sóc một đứa trẻ thiếu tự tin, hoặc tức giận trải qua một cuộc tranh giành tại cửa hàng tạp hóa có thể đủ để đưa một bà mẹ trở lại với chứng trầm cảm hoặc lo âu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngược lại, Tiến sĩ Birndorf cho rằng khi các bà mẹ tìm cách giúp đỡ cho con cái, họ thường bỏ qua vấn đề sức khỏe tinh thần của chính mình.

“Khi cha mẹ phải sống chậm lại và nhìn vào những gì đang xảy ra với con cái, có thể đó là lúc nên dừng lại và xem xét những gì đang xảy ra với chính họ.”

Dễ bị nhầm lẫn với lo âu thái quá

Vì lo lắng là điều tất nhiên khi có con, nên nhiều bà mẹ trẻ cho rằng những lo âu của họ chỉ là một phần của việc làm cha mẹ.

Tiến sĩ Birndorf nói: “Rất nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng một cách dữ dội và thái quá”, nhưng không nhận ra đó là triệu chứng sau sinh” Dấu hiệu rối loạn lo âu chu sinh bao gồm:

  • Cố chấp, lo âu thái quá không tương ứng với trải nghiệm thực tế. Ví dụ, lo sợ rằng một em bé khỏe mạnh có thể bị ung thư. Hoặc nghĩ rằng một cái gì đó “khủng khiếp” có thể xảy ra, khi mọi thứ có vẻ ổn.
  • Mất ngủ
  • Tưởng tượng ra những hình ảnh nguy hiểm, đáng sợ đối với con bạn, hoặc chính bạn đang làm hại con bạn, mà dường như không vì lí do gì cả.
  • Cảm giác tuyệt vọng, vô dụng và sợ hãi
  • Nỗi sợ hãi hoặc lo lắng ảnh hưởng đến khả năng xử lý tình huống của bạn, ngay cả những việc đơn giản nhất, như rời khỏi nhà hoặc lái xe từ nơi này đến nơi khác cũng có vẻ nguy hiểm và không thể làm nổi.

Đối với một số bà mẹ, những suy nghĩ này trở nên ám ảnh và kiểm soát họ, đó có thể là triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh (OCD)

Xác định biểu hiện trầm cảm sau sinh

Tương tự như vậy, khó có thể xác định những gì bạn đang cảm thấy là trầm cảm sau sinh hay chỉ là nỗi đau ngày càng lớn khi trở thành cha mẹ.

Đặc biệt là khi bạn đang kiệt sức và sống vội vàng hưởng thụ trong những khoảnh khắc như năm phút trước khi em bé ngủ dậy.

Nhiều phụ nữ trải qua giai đoạn tâm trạng thay đổi bất thường, buồn bã hoặc khó chịu được gọi là “baby blues” sau khi sinh, hầu hết các triệu chứng sẽ dần biến mất sau một vài tuần.

Nếu chúng vẫn tồn tại, hoặc dường như trở nên tồi tệ hơn, thì đã đến lúc nói chuyện với bác sĩ của bạn. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh bao gồm:

  • Cảm giác vô dụng, tuyệt vọng hoặc tê liệt
  • Tâm trạng thay đổi đột ngột
  • Khóc nhiều hoặc bật khóc vì lý do không đáng (hoặc không vì lý do gì)
  • Ăn không ngon miệng hoặc ăn uống theo cảm tính
  • Không hề ngủ khi bé ngủ. Hoặc, ngược lại, không làm gì ngoài việc ngủ
  • Thiếu khả năng phản xạ. Cảm thấy hoàn toàn bị choáng ngợp bởi ngay cả những việc đơn giản nhất.
  • Cảm xúc giận dữ, công kích bạn bè, gia đình hoặc em bé của bạn
  • Cảm thấy bị ngắt gắn kết khỏi em bé của bạn, hoặc gắn kết thái quá đến mức bạn cảm thấy không thể đối phó.
  • Lo lắng rằng “khoảnh khắc này sẽ không trở lại lần nữa”

Cũng có thể có cả sự lo lắng và trầm cảm. Trong thực tế, lo âu mà không được điều trị thường dẫn đến trầm cảm.

Vì sao bạn nên chăm sóc bản thân?

Cha mẹ thường bỏ qua những cảm xúc và nhu cầu của chính họ để chăm sóc con cái – điều đó có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của cả gia đình.

“Có một câu chuyện về người mẹ siêu phàm, người luôn quan tâm đến tất cả mọi người trừ chính bản thân cô ấy,” Tiến sĩ Birndorf nói.

“Nhưng khi cô ấy gặp rắc rối, việc tự vượt qua khó khăn có hại nhiều hơn là lợi. Nếu bố mẹ không bình thường thì đứa trẻ cũng rất khó có thể bình thường. ”

Trẻ em học hỏi cách cư xử từ cha mẹ và khi bạn là bậc cha mẹ đang phải đương đầu với khó khăn, bạn giống như đang xử lý vấn đề đó trước mặt khán giả vậy.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em có cha mẹ trầm cảm hoặc lo âu thường có nhiều vấn đề về hành vi, học tập và sức khỏe tinh thần.

Đó là lý do tại sao việc phụ huynh cần phải tự giúp mình và làm gương cho con trong cách ứng xử để dạy trẻ cách xử lý các tình huống khó khăn một cách hiệu quả.

Tự chăm sóc bản thân như thế nào?

Dành thời gian để tự chăm sóc bản thân là điều quan trọng. Có thể làm bất cứ điều gì cho phép bạn tránh xa những căng thẳng và có một chút thời gian dành cho chính mình. Ví dụ như:

  • Ngâm mình trong bồn tắm khi em bé đã ngủ, hoặc xem một chương trình truyền hình yêu thích khi mọi người đã đi ngủ
  • Ra ngoài ăn tối
  • Viết nhật ký
  • Tham gia lớp thể dục
  • Thiền trong năm phút hoặc sử dụng ứng dụng thiền
  • Đi dạo nhẹ nhàng bên ngoài

Tự chăm sóc không nhất thiết phải tốn kém hay tốn thời gian. “Các thay đổi nhỏ cũng có thể thực sự hữu ích”, Tiến sĩ Birndorf nói.

Nhờ người thân giúp đỡ

Việc chấm dứt giả vờ rằng mình đang ổn trong khi thực tế không phải như vậy cũng rất quan trọng. Hãy tiếp nhận sự hỗ trợ từ gia đình hoặc bạn bè.

“Hãy nói với mọi người rằng bạn đang gặp khó khăn và quan trọng nhất là hãy cho họ biết họ có thể giúp bạn như thế nào”, Tiến sĩ Brindorf nói.

Đưa ra các gợi ý cụ thể sẽ giúp mọi người dễ dàng trợ giúp theo cách bạn thực sự cần. Ví dụ, đưa con theo trong một cuộc gặp mặt, trông giúp con bạn trong khi bạn và đối tác hẹn hò hoặc chỉ cần mỗi tuần một lần liên hệ với bạn để biết bạn đang ra sao.

Tham gia các cộng đồng trực tuyến hoặc các nhóm Facebook làm cha mẹ hoặc sức khỏe tinh thần là một cách tuyệt vời để tìm kiếm sự hỗ trợ và kết nối với các phụ huynh khác.

Nhưng hãy đảm bảo rằng các nhóm hoặc trang bạn đang tương tác có thể làm dịu đi những lo lắng của bạn, chứ không phải làm mọi việc thêm phức tạp.

“Các nhóm trực tuyến có thể hữu ích”, Tiến sĩ Birndorf nói, “nhưng hãy nhớ rằng đôi khi mọi người trên web có vẻ như tự coi mình là bác sĩ của bạn, và họ hoàn toàn sai lầm.”

Kết nối trực tiếp với các bà mẹ khác có thể giúp giảm bớt cảm giác cô lập, và tham gia một nhóm hỗ trợ tâm trạng chu sinh và rối loạn lo âu (PMADs) ở nơi bạn sống có thể là một trợ giúp rất lớn, Tiến sĩ Birndorf cho biết thêm.

“Chỉ cần trò chuyện với những người hiểu những gì bạn đang trải qua là một việc rất hữu ích.”

Tìm cách điều trị khi có biểu hiện trầm cảm sau sinh

Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) đã được chứng minh rất hiệu quả trong điều trị rối loạn chu sinh.

CBT giúp người ta hiểu rằng suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ đều được kết nối với nhau, vì vậy việc thay đổi một trong những điểm này có thể thay đổi cả ba.

Các bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân làm việc cùng nhau để đưa ra các mục tiêu nhất định, như đẩy lùi các suy nghĩ vô ích và cải thiện khả năng phản xạ.

Một số chuyên gia trị liệu chuyên về PMADS. Nhưng một chuyên gia không phải là tất cả, tiến sĩ Birndorf nói. “Nhận được sự giúp đỡ khi bạn cần mới là vấn đề mấu chốt.

Nếu bạn đang gặp khó khăn, tìm một nhà trị liệu mà bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng họ và tìm được người hiểu nhu cầu của bạn quan trọng hơn việc tìm kiếm một chuyên gia.”

Thuốc chống trầm cảm hoặc chống lo âu cũng có thể là một phần quan trọng của liệu trình.

Phụ nữ thường quan tâm đến việc dùng thuốc trong khi cho con bú, họ nên nói chuyện với các bác sĩ của mình, “việc này hoàn toàn có thể, bạn chỉ cần phối hợp với người có thể giúp bạn tìm ra giải pháp đúng.”

Hãy dấn bước và bạn sẽ học được nhiều điều

Cuối cùng tôi đã có bước tiến triển và tìm thấy một nhà trị liệu, người hiểu vấn đề của tôi đến từ đâu. Tôi đã bắt đầu kết bạn với các bậc cha mẹ khác, nhờ giúp đỡ khi cần, và ngừng khăng khăng rằng tôi ổn trong khi tôi không thực sự ổn.

Tôi vẫn có những ngày vui và những ngày buồn, nhưng tôi không còn cảm thấy bị cô lập hay sợ hãi nữa.

Tôi thấy con gái tôi đang nhìn tôi, và những dòng thơ của Theodore Rotheke trong bài “The Waking” lóe lên trong đầu tôi: Tôi học bằng cách đi đến nơi tôi cần phải đến.

“Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá nó nhé,” tôi mỉm cười và nói với con gái mình.

Theo childmind.org

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bài viết của

Mecoca