Xin chúc mừng mẹ đang mang thai! Ngoài những khoảnh khắc vui mừng tột độ, có lẽ mẹ có thể tự hỏi mình cần làm gì tiếp theo sau khi biết “Tôi có bầu”. Sau đây là những việc quan trọng nhất cần làm khi chờ đợi để gặp em bé.
Bắt đầu với các khái niệm cơ bản về thai kỳ khi tôi có bầu
Tính toán ngày sinh của con
Đừng bận tâm với bút chì và giấy – với công nghệ internet ngày nay có lẽ không cần đi khám bác sĩ, mẹ vần có thể tìm ra ngày dự sanh của mình. Từ đó mẹ bắt đầu các viễn cảnh của việc sắp xếp mọi thứ cần làm cho đến khi đi sanh bao gồm từ thai giáo, mua sắm, dinh dưỡng, chăm sóc, bổ sung kiến thức bầu và nuôi con, sức khỏe mang thai…
Chọn bác sĩ khám thai và theo dõi thai kỳ cũng như khả năng bác sĩ đỡ đẻ và bệnh viện sẽ sanh con
Với công nghệ hiện đại ngày nay và những lời khuyên luôn tràn đầy trên mạng xã hội – mẹ bầu chắc chắn sẽ có một danh sách các bác sĩ sản khoa nơi thành phố mình đang ở, để có thể tìm hiểu và lên lịch hẹn khám đầu tiên.
Thông báo mang thai đến toàn thế giới này!
Một số phụ nữ chờ đợi cho đến sau tam cá nguyệt đầu tiên, khi nguy cơ sảy thai bị giảm, trong khi những người khác thông báo ngay lập tức. Một số tránh nói sớm với đồng nghiệp hoặc ông chủ của mình để tránh bị đối xử khác biệt trong công việc, trong khi những người khác muốn gào lên ngay cho cả thể giới biết. Dù là thế nào hãy lựa chọn cách thông báo để lại nhiều kỷ niệm cảm xúc nhất cho mẹ bầu nhé!
Với 500 anh em Facebook luôn sẳn sàng thì chỉ cần một bức hình siêu âm kèm bản nhạc BabyShark cũng đủ làm mọi người like và chúc mừng.
Lên kế hoạch trước khi sinh con
Tìm hiểu những thông tin trong suốt thai kỳ
Mẹ bầu nên sẳn sàng chuẩn bị từ tâm lý đến các triệu chứng xảy ra khi mang thai theo tháng, tuần để có thể luôn sẳn sàng với chúng. Nếu mẹ bầu biết trước những việc như vậy sẽ đến và xảy ra – có lẽ mẹ Bầu sẽ thoải mái vượt qua và hưởng thụ quá trình thai kỳ của mình hơn!
Chuẩn bị tài chính
Hãy làm liệt kê tất cả các chi phí từ bầu cho đến việc sanh đẻ con. Và sắp xếp tổ chức nguồn tài chính hợp lý, dự phòng cho suốt thai kỳ và khi sanh nở.
Lập kế hoạch cho thai kỳ khỏe mạnh khi tôi có bầu
Mẹ bầu nên làm một danh sách các việc cần làm, nên làm và không nên làm theo tuần của thai kỳ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và con.
Các kế họach về thai giáo, dinh dưỡng, thể dục, quan hệ tình dục khi mang thai, khám thai, theo dõi thai kỳ….
Đặt tên cho bé – tên ở nhà và tên khai sinh
Đây tưởng là phần dễ dàng nhưng hóa ra lại khá khó khăn, vì việc lựa chọn đôi khi không đưa ra được quyết định nào. Tất cả các tên đều quá đễ thương, hay ba muốn tên này trong khi mẹ muốn tên kia. Đây cũng là những kỷ niệm đáng yêu cho các cặp cha mẹ lần đầu có con.
Mẹ bầu có thể bắt đầu với danh sách ghi các tên yêu thích, tham khảo tên yêu thích rồi dần chọn ra. Ba mẹ có đến tận 9 tháng để quyết định gọi con tên gì mà.
Chú ý đến sức khỏe mẹ bầu
Một lối sống lành mạnh luôn quan trọng – nhưng khi bạn sống cho hai người, điều đó quan trọng hơn nhiều. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng mẹ đang nhận đủ axit folic, bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh, ăn chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe, xem xét thói quen tập thể dục mang thai và cố ngủ nhiều.
Hiểu rõ việc nên và không nên cho mẹ bầu
Mẹ bầu không cần phải sống trong một bong bóng vô trùng, mẹ bầu chỉ cần lưu ý một số thứ nên và không nên cho bầu. Chúng bao gồm một số loại thực phẩm, rượu, khói thuốc lá, quá nhiều caffeine, một số loại thuốc, thuốc giải trí như cần sa, và các chất độc khác nhau, cũng như một số hoạt động và hành vi nhất định.
Hãy chuẩn bị cho các triệu chứng thai kỳ sớm
Không phải mọi triệu chứng mang thai sẽ xảy ra với mọi phụ nữ, nhưng việc hiểu và chuẩn bị tâm lý với các triệu chứng này trước có thể làm mẹ bầu dễ tiếp nhận chúng hơn. Mẹ bầu có thể cảm thấy buồn nôn và ói mửa, mỏi hàm, cảm giác thèm ăn, đau ngực, tâm tình dễ thay đổi, dễ cáu, dễ hờn, dễ khóc cũng như dễ cười ….. Và đó chỉ là những triệu chứng phổ biến. Một loạt các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra với mẹ bầu.
Sẵn sàng với những thay đổi về cơ thể
Có lẽ mẹ sẽ cảm thấy ngực như đang căng tức lên, tóc dày hơn, da sẫm màu và mụn trứng cá, da khô hơn… – sau đó trong thai kỳ, mẹ bầu có thể bị sưng mắt cá chân, vết rạn da và giãn tĩnh mạch. Mẹ bầu cũng có thể nhận thấy những thay đổi về cơ thể và sắc đẹp khác nữa.
Mang thai ảnh hưởng đến mọi phụ nữ một cách khác nhau.
Em bé của mẹ đang phát triển và thay đổi rất nhanh. Nhìn vào sự phát triển của bé mỗi tuần có thể giữ cho tinh thần của mẹ tăng lên khi đối mặt với những triệu chứng mang thai khó chịu.
Theo BabyCenter
Xem thêm
- Danh sách 10 việc chị em cần làm ngay trước khi mang thai để sớm đón bé yêu
- Ăn gì để chính bầu nhanh? Dành cho các mẹ đang mong có em bé
- Kế hoạch sinh con đầu lòng khoa học cho các đôi vợ chồng son