Có phải tóc rụng nhiều là bị bệnh? 10 nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến nhất

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hẳn không ít chị em phụ nữ từng lo lắng tóc rụng nhiều bệnh gì khi có những giai đoạn mái tóc óng mượt trở nên yếu ớt và rụng khắp nơi. Tất nhiên việc rụng một vài sợi tóc mỗi ngày là điều vô cùng quen thuộc không chỉ riêng ai. Nhưng nếu đột nhiên mất đi một lượng tóc nhiều hơn bình thường thì thật sự khiến chị em bất an, buồn bã không chỉ về mặt thẩm mỹ bên ngoài mà còn là nỗi lo về bệnh tật. Vậy rụng tóc nhiều liệu có phải là dấu hiệu của loại bệnh nào đó?

Bài viết dưới đây hy vọng có thể giúp các bạn nhận biết được các loại bệnh là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc cùng một số cách khắc phục được gợi ý bởi các chuyên gia về tóc và da đầu.

Tóc rụng khiến chị em phụ nữ buồn lo

Tóc rụng nhiều là bệnh gì?

Những loại bệnh và nguyên nhân gây rụng tóc có thể kể đến như:

1. Bệnh rụng tóc hói đầu Androgenetic alopecia

Androgenetic alopecia, hay còn có thể gọi là chứng hói đầu ở nam và nữ, là một trong nguyên nhân rất phổ biến làm giảm lượng tóc nhanh chóng. Theo các bác sĩ, bệnh rụng tóc hói đầu được chứng minh phần lớn là do gen di truyền. Trong khi ở nam giới có xu hướng rụng tóc từ thái dương và đỉnh đầu, triệu chứng của phái nữ thường được thể hiện rõ rệt qua việc tóc trở nên càng lúc càng mỏng.

Bệnh này thường có khả năng xảy ra khi chúng ta bắt đầu lão hóa, nhưng một số trường hợp có thể bắt đầu rụng từng nhúm tóc dày bất cứ lúc nào từ sau tuổi dậy thì. Theo các nghiên cứu, nhiều phụ nữ mắc phải các triệu chứng của bệnh rụng tóc Androgenetic alopecia là sau thời kỳ mãn kinh nên các bác sĩ cho rằng nó có thể liên quan đến hormone. Tin vui là hiện tại bệnh này có thể phần nào được khắc phục bằng cách dùng minoxidil, một loại thuốc mọc tóc.

Rụng tóc hói đầu là tình trạng chung ở cả nam giới lẫn nữ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Mang thai và sau sinh là lúc tóc rụng nhiều

Nếu hỏi tóc rụng nhiều bệnh gì thì thật sự đôi khi câu trả lời không phải là một loại bệnh cụ thể mà còn là trạng thái của cơ thể, chẳng hạn như mang thai. Phụ nữ có thai thường rất dễ nhận ra một lượng lớn tóc ra đi mỗi ngày. Trong nhiều trường hợp, các mẹ bỉm còn phải đối mặt với chứng rụng tóc sau sinh, lý do là sự thay đổi của lượng estrogen trong cơ thể. Tuy nhiên đây chỉ là tình trạng tạm thời và hoàn toàn có thể hồi phục trong vòng một năm hay thậm chí có thể là sớm hơn nên chị em có thể yên tâm.

Bên cạnh đó, để có thể nhanh chóng mang về vẻ đẹp ngày xưa cho tóc sau khi có thai và sinh con, các chị em có thể thử các biện pháp sau:

  • Sử dụng các sản phẩm dầu gội và dầu xả dành cho việc hồi phục tóc
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có chất hóa học gây ảnh hưởng đến tóc
  • Thoa dầu xả vào ngọn tóc thay vì da đầu

3. Bệnh rụng tóc Telogen effluvium

Telogen effluvium là tình trạng tóc vẫn khoẻ mạnh nhưng bị tác động vật lý làm chấn động nang tóc, khiến tóc gãy rụng hàng loạt. Thường có khả năng bao gồm: căng thẳng nghiêm trọng, phẫu thuật, giảm cân nhanh chóng,... Đây là nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến thứ 2 ở cả nữ và nam giới, theo các chuyên gia nhưng chỉ là tình trạng tạm thời và bạn nên đến gặp các bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị.

4. Bệnh rụng tóc Anagen effluvium

Anagen effluvium làm cho một lượng lớn tóc rụng nhanh chóng trong giai đoạn tăng trưởng (anagen) của chu kỳ mọc tóc. Nguyên nhân gây ra anagen effluvium có thể bao gồm: hóa trị, xạ trị, nhiễm nấm da đầu,… Tình trạng này có thể làm rụng tóc cũng như lông trên một bộ phận khác trên cơ thể như lông mày và lông mi.

5. Triệu chứng tự miễn dịch Alopecia areata

Đôi khi không phải tóc rụng nhiều là bệnh gì mà là do bạn có triệu chứng Alopecia areata - tình trạng tự miễn dịch khiến tóc rụng đột ngột. Hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc, cùng với các bộ phận khỏe mạnh khác của cơ thể. Tóc từ da đầu, cũng như lông mày và lông mi, có thể rụng theo từng lọn nhỏ. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đi khám bác sĩ để được cho thuốc giúp tóc mọc trở lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6. Các kiểu tóc hằng ngày

Làm tóc nhiều cũng dễ gây rụng tóc

Lại là một lý do khác chứng minh việc rụng nhiều tóc không đồng nghĩa là bạn đang mắc bệnh gì đó. Khi cố kéo tóc và buộc chặt theo kiểu tóc, bạn đã vô tình khiến nó bị gãy rụng. Vì vậy hãy suy nghĩ cẩn thận cho mái tóc yêu quý của mình trước khi chạy theo một trào lưu nào đó nhé.

7. Phản ứng của loại thuốc đang dùng

Có lẽ chúng ta đều biết, trên thực tế một số loại thuốc có tác dụng phụ dẫn đến rụng tóc, ví dụ như: các chất làm loãng máu, thuốc điều trị mụn trứng cá, thuốc dành cho bệnh trầm cảm,.... Nếu bạn nghĩ mình mắc phải trường hợp tương tự, hãy lập tức liên lạc với bác sĩ và kiểm tra để được giảm liều hoặc chuyển sang một loại thuốc khác.

8. Thiếu chất dinh dưỡng

Việc suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân khác dẫn đến việc rụng tóc. Một số chế độ ăn kiêng cực đoan dẫn đến việc thiếu protein và một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể, làm cho bạn bị rụng tóc quá mức.

Cách tốt nhất bạn có thể làm là hãy xét nghiệm máu để kiểm tra xem bản thân có thiếu hụt dinh dưỡng hay không cũng như lập ra một kế hoạch ăn kiêng khoa học và hợp lý hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

9. Sử dụng thuốc ngừa thai

Thuốc tránh thai có thể gây rụng tóc cho người đang trong giai đoạn sử dụng hoặc vài tuần,vài tháng sau khi họ ngừng dùng chúng. Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, bạn có thể chọn loại có chỉ số androgen thấp. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ rụng tóc.

10. Bệnh nhiễm giun tóc

Viêm da tinea hay bệnh giun tóc là một bệnh nhiễm nấm có thể gây rụng tóc. Giun tóc thuộc họ giun đũa ở người, xuất hiện trên da đầu, làm viêm da đầu và rụng tóc nhiều dẫn đến hói nặng. Các triệu chứng bao gồm:

  • Một ít tóc rụng theo cụm rồi dần rụng thành từng mảng
  • Tóc dễ gãy
  • Ngứa, các mảng da đỏ ở các khu vực bị ảnh hưởng
  • Mụn nước trên da đầu
  • Xuất hiện các miếng vá giống như vòng, với bên ngoài màu đỏ và bên trong có màu da

Nếu giun đũa không tự lành, thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nấm. Ngoài ra, họ có thể kê toa một loại kháng sinh, chẳng hạn như Griseofulvin.

Một số cách chăm sóc tóc giúp hạn chế rụng

Chăm sóc tốt mái tóc bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn

Các chuyên gia đưa ra những lời khuyên để giữ gìn mái tóc chắc khoẻ, chống lại các bệnh gây rụng tóc phổ biến. Theo đó bạn nên:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Có lối sống lành mạnh, thư giãn, hạn chế căng thẳng thần kinh
  • Chế độ ăn lành mạnh phong phú đủ protein, rau xanh, vitamin, khoáng chất và chất béo tốt
  • Hạn chế cột tóc quá căng hay làm tóc với các máy làm nóng gây ảnh hưởng tóc và da đầu
  • Sử dụng loại dầu gội và dầu xả thích hợp với chất tóc và loại da

Suy cho cùng, rụng nhiều tóc một lần có thể do bệnh hoặc không, nhưng điều quan trọng vẫn là chúng ta phải biết chăm sóc và lắng nghe cơ thể của mình nhiều hơn. Hãy thử thay đổi lối sống và giảm căng thẳng hằng ngày, cũng như bắt đầu một chế độ ăn dinh dưỡng hơn để mái tóc xinh đẹp nhanh chóng quay về với bạn nhé!

Theo medicalnewstoday

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hienpham