Tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì? Sau khi tinh trùng gặp trứng, tinh trùng sẽ tiết ra chất làm mềm vỏ trứng để có thể chui vào được bên trong noãn. Và điều gì sẽ xảy ra sau đó? Các bạn hãy tìm hiểu trong bài viết nhé!
- Đặc điểm của trứng và tinh trùng
- Hành trình tinh trùng bơi đến gặp trứng
- Sau khi tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì xảy ra?
- Điều gì xảy ra sau khi tinh trùng chui vào được bên trong noãn trứng?
- Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai?
- Dấu hiệu tinh trùng đã gặp trứng và thụ thai thành công
Đặc điểm của trứng và tinh trùng
Đặc điểm của trứng
Quá trình rụng trứng diễn ra khi trứng được phóng ra khỏi buồng trứng, di chuyển xuống ống dẫn trứng. Tại đây nếu trứng gặp tinh trùng sẽ dẫn đến quá trình thụ tinh, bắt đầu phân chia tế bào, từ phôi nang sẽ làm tổ tại tử cung và bắt đầu quá trình mang thai. Nếu trứng không gặp tinh trùng thì sẽ sẽ bị phân hủy và niêm mạc tử cung bong xuất ra ngoài theo kinh nguyệt.
Thông thường quá trình rụng trứng sẽ diễn ra khoảng 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và sẽ có sự thay đổi một số tháng. Khi bắt đầu quá trình rụng trứng, cơ thể nữ giới sẽ có sự thay đổi rõ rệt như dịch tiết âm đạo tăng lên rõ ràng; đau nhẹ ở vùng chậu hoặc vùng bụng dưới; nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.
Tuy nhiên, trứng chỉ có tuổi thọ từ 12 – 24 giờ, trong khi đó, tinh trùng có khả năng sống từ 3 – 5 ngày trong âm đạo. Do vậy, thời điểm dễ thụ thai nhất chính là quan hệ ngay trong thời gian trứng rụng. Để tính ngày rụng trứng, chị em có thể dựa vào cột mốc khoảng 2 tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất.
Bạn có thể chưa biết:
Nuốt tinh trùng mang lại những lợi ích gì khiến hội chị em phát cuồng?
Đặc điểm của tinh trùng
Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết, trái ngược với trứng, cơ thể nam giới liên tục sản xuất tinh trùng. Các tế bào tinh trùng mới mất khoảng 2-3 tháng để hình thành và có thể tồn tại vài tuần trong cơ thể nam giới.
Mỗi lần xuất tinh, nam giới có thể giải phóng 40-300 triệu tinh trùng nhưng chỉ có duy nhất 1 tinh trùng khỏe mạnh nhất có thể gặp trứng. Thời gian tinh trùng gặp trứng nhanh nhất là tại đoạn đầu của vòi. Thời gian ước tính ngắn nhất mất khoảng 45 phút và muộn nhất là 12 giờ.
Hành trình tinh trùng bơi đến gặp trứng
Các tinh trùng sẽ bắt đầu cuộc đua với quãng đường dài khoảng 18cm từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng để có thể gặp trứng tại đó. Tinh trùng khỏe mạnh chỉ có thể di chuyển với tốc độ 2,5 cm mỗi 15 phút và trên hành trình đó, để đến được với trứng, tinh trùng phải vượt qua rất nhiều cản trở như:
- Chất nhầy ở cổ tử cung quá đặc gây khó khăn và mất nhiều thời gian để tinh trùng tiến vào bên trong. Thông thường, chất nhầy sẽ lỏng hơn vào những ngày rụng trứng.
- Độ pH trong âm đạo: Môi trường âm đạo phụ nữ có tính axit cao thì tinh trùng sẽ khó tồn tại hơn môi trường có tính kiềm cao.
- Hệ miễn dịch: Phụ nữ có hệ miễn dịch vô cùng nhạy cảm nên tinh trùng bơi vào có thể bị tiêu diệt ngay bởi các tế bào bạch cầu
Về đặc tính, tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thường khỏe hơn, di chuyển nhanh hơn nhưng thời gian sống lại tương đối ngắn. Ngược lại những tinh trùng mang nhiễm sắc thể X có tốc độ di chuyển chậm hơn nhưng lại tồn tại lâu hơn. Nếu tinh trùng chui được vào trứng là tinh trùng X thì bé sinh ra sẽ là bé gái, ngược lại nếu là tinh trùng Y thì mẹ sẽ sinh bé trai.
Sau khi tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì xảy ra?
Hiện tượng sau khi tinh trùng gặp trứng? Sau khi xuất tinh thì tinh trùng sẽ qua âm đạo hướng về phía tử cung đi qua tử cung đến vòi trứng tìm gặp trứng. Tại đây, tinh trùng sẽ tiết ra chất làm mềm vỏ trứng để có thể chui vào được bên trong noãn. Và khi có một tinh trùng thành công chui vào noãn thì trứng sẽ ngay lập tức tiết ra chất làm cứng vỏ để không cho các tinh trùng khác có cơ hội xâm nhập. Quá trình này diễn ra nhanh nhất mất khoảng 45 phút và chậm nhất là 12 tiếng.
Điều gì xảy ra sau khi tinh trùng chui vào được bên trong noãn trứng?
Sau khi tinh trùng chui được vào bên trong noãn trứng, chúng sẽ bắt đầu thụ tinh và tạo thành hợp tử. Khoảng 3 – 4 ngày sau, hợp tử sẽ bắt đầu di chuyển vào tử cung tìm nơi làm tổ. Trong quá trình di chuyển đó, hợp tử sẽ bắt đầu phân bào 3 lần trên đường đi và hình thành nên phôi nang.
Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp trứng không di chuyển vào tử cung mà tiếp tục bám vào làm tổ tại ống dẫn trứng, đó gọi là trường hợp mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm và gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của người mẹ nếu không được xử lý kịp thời.
Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp thụ tinh thành công nhưng mẹ lại không thể thụ thai vì trong quá trình phân bào, hợp tử gặp phải một số bất thường về nhiễm sắc thể khiến phôi bị vỡ trước khi kịp làm tổ trong tử cung.
Khi đến được tử cung, phôi nang sẽ hình thành chân giả bám vào niêm mạc tử cung và dần hình thành nên nhau thai. Quá trình làm tổ này mất khoảng 7 – 10 ngày và nếu tính từ thời điểm quan hệ đến khi thai làm tổ trong tử cung thì quá trình này mất khoảng 14 – 17 ngày.
Trong giai đoạn này, chị em sẽ thấy âm đạo ra một ít máu được gọi là máu báo thai, đó là do khi phôi bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ sẽ làm vỡ một số mạch máu nhỏ ở đây gây chảy máu.
Bạn có thể chưa biết:
Bác sĩ giải đáp: Để dành tinh trùng bao lâu là đúng chuẩn giúp thụ thai hiệu quả?
Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai?
Khi giao hợp sẽ có hàng trăm triệu tinh trùng được sản xuất ra và tiến vào âm đạo, đi đến tử cung. Trên chặng đường đó những tinh trùng yếu sẽ dần bị loại bỏ bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Tinh trùng gặp trứng khi nào? Những tinh trùng khỏe mạnh cần vượt qua được 1 quãng đường 20cm từ cổ tử cung tới ống dẫn trứng. Thời gian tinh trùng gặp trứng khoảng 3-4 ngày, trứng bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn chứng để đi vào tử cung, tìm nơi làm tổ. Và trong quá trình di chuyển, hợp tủ này cần trải qua 3 lần phân bào.
Các tế bào mầm nhỏ bắt đầu phát triển nhanh chóng, bao bọc nhanh lấy tế bào mầm to, tạo thành phôi dâu rồi từ đó hình thành lên một buồng chứa dịch đẩy các tế bào khác sang một bên, gọi là phôi nang. Khi tới được buồng tử cung, phôi nang đã bắt đầu hình thành xong. Do vậy thời gian để thụ thai thành công có thể mất vài ngày nhưng có trường hợp mất đến cả tuần.
Sau khi tìm được chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung, phôi nang sẽ hình thành chân giả bám vào niêm mạc, hình thành nhau thai. Quá trình làm tổ mất từ 7 – 10 ngày, quá trình thụ thai mất từ 13 – 14 ngày.
Dấu hiệu nhận biết tinh trùng đã gặp trứng và thụ tinh thành công
Nhiều mẹ thắc mắc không biết tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì khác lạ trong cơ thể để nhận biết hay không. Thực tế, khi tinh trùng gặp trứng thành công sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ dẫn đến một số biểu hiện khác lạ. Dưới đây là những dấu hiệu cho biết tinh trùng đã gặp trứng:
- Đau tức ngực, ngực ngứa ran, mềm và sưng, nhũ hoa có màu sẫm hơn và có đường gân màu xanh trên vòm ngực
- Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, không có sức sống
- Buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày và hay thức giấc đêm để đi tiểu
- Xuất hiện các cơn nóng bất chợt, mẹ bị đổ nhiều mồ hôi
- Đau lưng và co thắt nhẹ ở vùng bụng
- Ốm nghén, thèm ăn hoặc chán ăn
- Xuất hiện máu báo thai: Khi phôi bám vào niêm mạc tử cung thành công sẽ làm vỡ một ít mạch máu nhỏ ở đây gây chảy máu
- Sự thay đổi hormone sẽ kích thích cơ thể tạo ra dịch nhầy, xuất hiện khí hư có màu nâu hoặc hồng
- Chậm kinh: Đây là dấu hiệu phát hiện mẹ mang thai chính xác và dễ nhận biết nhất.
Kết luận
Hy vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp bạn hiểu hơn về quá trình hình thành phôi thai và tinh trùng gặp trứng có hiện tượng gì để nhận biết. Mỗi người sẽ có một dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào cơ địa, để có kết quả chính xác nhất, bạn nên dùng que thử thai hoặc đi siêu âm tại các bệnh viện, phòng khám uy tín nhé.
Nguồn tham khảo: Quá trình thụ thai diễn ra thế nào và trong bao lâu? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
- Quá trình hình thành thai nhi – Điều kỳ diệu của tạo hóa
- Bạn có biết quá trình thụ thai diễn ra như thế nào không?
- Quá trình thụ thai diễn ra trong bao lâu và các dấu hiệu đã thành công
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!