Tim thai yếu tháng cuối có nguy hiểm không? – Những điều mẹ cần lưu ý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một trong những điều làm các mẹ lo lắng chính là tim thai yếu tháng cuối. Tim thai yếu là điều ảnh hưởng nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vậy tim thai yếu tháng cuối nên ăn gì và làm thế nào để dưỡng thai một cách tốt nhất? Hãy cùng theAsianparent tìm hiểu nhé.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Tim thai yếu là như thế nào?

Khi mang thai, mẹ nào cũng mong muốn thai nhi phát triển khỏe mạnh đến ngày chào đời. Tuy nhiên, có những điều ngoài ý muốn khiến thai nhi gặp vấn đề. Trong những vấn đề mang thai tháng cuối thường gặp thì tim thai yếu là khá nguy hiểm. Tim thai càng yếu càng làm tăng tỉ lệ sảy thai, đe dọa tính mạng thai phụ.

Tim thai bình thường là thế nào?

Nhịp tim trung bình của người bình thường là khoảng 75 nhịp mỗi phút. Nhịp tim ở thai nhi có thể gấp đôi. Vì tim thai đảm nhận công việc cung cấp máu để hình thành các cơ quan, bộ phận trên cơ thể.

Vào tuần thứ 5 của thai kì. Tim thai sẽ xuất hiện với nhịp tim trung bình khoảng 120 – 160 nhịp/phút. Nhịp tim qua các tuần tuổi có sự thay đổi. Tăng cao giữa giai đoạn thai kì và gần ổn định vào tháng cuối:

  • Tuần thứ 9 – 10 nhịp tim khoảng 170 nhịp/phút
  • Tuần thứ 14 nhịp thai đập trung bình 150 nhịp/phút
  • Tuần thứ 20 hạ thấp xuống còn 140 nhịp/phút
  • Tuần thai cuối cùng, nhịp tim trung bình 130 nhịp/phút
  • Sau đó giảm còn 75 nhịp /phút khi trẻ được sinh ra được xem là ổn định bình thường

Tim thai yếu là khi nào?

Cơ quan hình thành và phát triển sớm nhất của thai nhi chính là tim thai. Từ tuần thứ 2 của thai kì, phôi thai đã có 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim. Đến tuần thứ 5 thai kì, phôi thai sẽ xuất hiện tim thai. Tuần thứ 6 thì tim thai bắt đầu hoạt động. Sau đó, đến tuần thứ 7 tim thai chia thành 2 buồng và có nhịp đập rõ ràng.

Bình thường tim thai sẽ dao động khoảng 140-160 nhịp/phút. Nhịp tim có thể tăng lên 180 nhịp/phút nếu thai nhi hoạt động nhiều trong bụng mẹ. Vào các giai đoạn cuối của thai kì thì nhịp tim thai sẽ giảm dần. Tuần thứ 14 thì nhịp tim khoảng 150 nhịp/phút. Tuần 20 thì nhịp tim 140 nhịp/phút và ổn định đến tháng cuối là 130 nhịp/phút.

Làm sao để biết tim thai yếu? Có dấu hiệu nào mẹ bầu dễ nhận biết ngay tại nhà không? Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Tim thai bắt đầu hoạt động vào tuần thứ 6 của thai kỳ và nhịp tim thai sẽ dao động trong khoảng 140-160 lần/phút. Khi thai nhi phát triển càng lớn thì nhịp tim thai sẽ giảm dần và còn khoảng 130 lần/phút vào tháng cuối. Tim thai yếu được xác định khi nhịp tim thai dưới 110 lần/phút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào mỗi lần đi khám thai, mẹ bầu sẽ được siêu âm để đánh giá nhịp tim thai và phát hiện ra nhịp tim thai yếu nếu có. Vì vậy, không có dấu hiệu nào có thể giúp mẹ bầu tự phát hiện bất thường này tại nhà.

Nguyên nhân tim thai yếu tháng cuối do đâu?

Nguyên nhân khiến thai yếu không phải thai phụ nào cũng biết rõ. Theo các nghiên cứu thì có 2 nguyên nhân bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường. Theo bác sĩ Nam, có nhiều nguyên nhân gây ra tim thai yếu như bất thường về nhau thai, dị tật thai nhi, khả năng lưu thông máu đến tử cung kém hoặc mẹ bầu bị tăng huyết áp.

Yếu tố bên trong cơ thể

  • Thai nghén kéo dài làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của Mẹ. Mẹ luôn trong trạng thái ngán ngẩm, không muốn bất cứ món gì. Vì vậy, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng để nuôi lớn bào thai, khiến tim thai suy yếu.
  • Mẹ mắc bệnh mãn tính như suy tim, suy thận, tiểu đường hay rối loạn đông máu,..
  • Mắc bệnh phụ khoa di truyền hoặc do sinh hoạt tình dục không điều độ. Khiến cổ tử cung và tử cung bị viêm nhiễm, hình thành ung bướu, ung thư,…

Yếu tố ngoài môi trường

  • Không có chế độ ăn phù hợp hoặc ăn uống thiếu dưỡng chất
  • Mẹ phải làm việc quá sức trong giai đoạn đầu của thai kì. Không dành thời gian nghỉ ngơi, khiến tim thai bị ảnh hưởng
  • Bị tai nạn hay chấn thương do té ngã, va chạm mạnh ở phần bụng. Do quá xúc động làm ảnh hưởng đến thai nhi

Tim thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai khỏe mạnh?

Hầu hết các trường hợp tim thai yếu thường xảy ra ở 3 tháng đầu hơn là tháng cuối thai kỳ. Đây là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển thần kinh não bộ của trẻ. Vì vậy, Mẹ cần chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách thêm những thực phẩm vào bữa ăn hằng ngày.

Bổ sung thêm chất sắt

Thịt bò, cá hồi, gan và tim cật là những thực phẩm chứa chất sắt nhiều nhất. Giúp cơ thể tăng lượng máu, kích thích lưu thông máu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung chất đạm

Chất đạm có nhiều trong thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và đậu nành giúp dễ hấp thụ và giàu năng lượng.

Bổ sung canxi

Canxi có nhiều trong những loại hải sản giúp hình thành được hệ xương vững chắc. Canxi còn làm cho hệ thần kinh hoạt động tốt và tăng khả năng đông máu cho Mẹ.

Bổ sung thêm vitamin B9

Vitamin B9 có nhiều trong các loại rau xanh như rau muống, cải xanh, súp lơ và bó xôi. Việc bổ sung thêm chất này giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung vitamin C

Vitamin C trong thời kì mang thai là một khoáng chất rất quan trọng và cần thiết. Giúp Mẹ tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch khi mang thai. Ngoài ra đây là hợp chất chống oxy hóa rất tốt.

Vitamin C có nhiều trong hoa quả và trái cây tươi giúp phát triển cơ và mạch máu cho bào thai. Tạo sự bền chặt cho nhau thai.

Bên cạnh đó, một số thực phẩm mẹ nên tránh như ớt, giấm, mù tạt, rau ngót, đu đủ xanh, ngải cứu để tránh co bóp tử cung, không tốt cho thai phụ.

Bác sĩ Nam cho biết, khi được chẩn đoán nhịp tim thai yếu, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để cải thiện. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong chế độ độ ăn mà mẹ bầu cần lưu ý là tăng cường chất đạm chất lượng cao, dễ tiêu hóa, giàu năng lượng từ thịt, cá, trứng, sữa,… Mẹ bầu cũng cần bồ sung đầy đủ canxi, sắt, axit folic, vitamin và khoáng chất cần thiết mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi và mẹ. Chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đều đặn cũng đem lại lợi ích không nhỏ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi cử động thai, khi thấy con giảm đạp và có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nên đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời. Mẹ bầu cần giữ bình tĩnh, hết sức kiên nhẫn và thận trọng, làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về tim thai yếu tháng cuối có nguy hiểm không? Ngoài ra, bổ sung thêm thông tin bổ ích cho mẹ như nguyên nhân và cách ăn uống hợp lí. Mẹ bầu cũng nên có kế hoạch khám sức khỏe thai kì định kì. Sử dụng thiết bị theo dõi nhịp tim ở nhà để kiểm tra tim thai một cách thường xuyên hơn nhé.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Anh Nguyen