Tim đập nhanh khi mang thai tháng cuối: Đừng chủ quan, mẹ hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tim đập nhanh khi mang thai tháng cuối có thể là điều bình thường và không có hại. Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng hơn. Hãy xem những điều bạn cần biết về hiện tượng này.

Mang thai ảnh hưởng đến tim như thế nào?

Trái tim phải làm rất nhiều việc khi em bé đang lớn lên. Bạn phải tăng nguồn cung cấp máu cho em bé để phát triển.

Ở những tháng cuối, khoảng 20 phần trăm máu của cơ thể bạn sẽ chảy về phía tử cung của bạn. Bởi vì cơ thể bạn cần thêm máu, tim phải bơm nhanh hơn để di chuyển máu. Nhịp tim của bạn có thể tăng thêm 10 đến 20 nhịp mỗi phút.

Khi trái tim của bạn phải làm việc nhiều hơn, một số bất thường có thể xảy ra. Ví dụ như nhịp tim bất thường hay tim đập nhanh.

Triệu chứng và nguyên nhân tim đập nhanh khi mang thai tháng cuối

Mỗi người phụ nữ lại trải nghiệm tim đập nhanh một cách khác nhau. Có người cảm thấy hơi lâng lâng và khó chịu, như thể tim đang đập rất mạnh. Có người lại cảm thấy tim đập thình thịch trong lồng ngực.

Dù triệu chứng của bạn là gì, có một số nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau gây ra chứng tim đập nhanh khi bạn mang thai:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Lo lắng hoặc căng thẳng khi mang thai
  • Ảnh hưởng của tăng thể tích máu
  • Do thứ gì đó bạn đã ăn, như thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine
  • Bạn uống thuốc cảm lạnh và dị ứng có chứa pseudoephedrine
  • Một rối loạn tim tiềm ẩn, chẳng hạn như tăng huyết áp phổi hoặc bệnh động mạch vành
  • Tổn thương tim từ lần mang thai trước
  • Một vấn đề y tế tiềm ẩn như bệnh tuyến giáp

Nhận ra một dấu hiệu bệnh tiềm ẩm rất khó khi mang thai. Đó là bởi vì các triệu chứng của rối loạn tim có thể tương tự như các triệu chứng mang thai. Ví dụ như mệt mỏi, khó thở và phù nề.

Khi nào bạn cần đến khám bác sĩ khi tim đập nhanh vào tháng cuối thai kỳ?

Nếu bạn thường xuyên trải qua cảm giác tim đập nhanh, và đập trong thời gian dài, hoặc tim đập dữ dội, hãy đến khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu tim đập nhanh đi kèm những triệu chứng này, bạn cần khám bác sĩ khẩn cấp:

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Ho ra máu
  • Mạch không đều

Chẩn đoán tim đập nhanh khi mang thai tháng cuối

Bác sĩ sẽ bắt đầu chẩn đoán tim đập nhanh bằng cách lấy tiền sử bệnh. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đã từng bị tim đập nhanh, mắc các bệnh tim hoặc có thành viên gia đình có vấn đề về tim.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm:

  • Điện tâm đồ, đo hoạt động điện học của tim bạn
  • Đeo máy theo dõi Holter: theo dõi nhịp tim của bạn trong khoảng thời gian 24 đến 48 giờ
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề cơ bản, như mất cân bằng điện giải hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp

Cuối cùng bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số xét nghiệm cụ thể từ những kết quả trên.

Điều trị tim đập nhanh

Nếu tim đập nhanh không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và dường như không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ không yêu cầu có biện pháp điều trị. Thông thường, tim đập nhanh sẽ biến mất sau khi bạn sinh con và cơ thể bạn trở lại trạng thái bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu cần, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để giữ tim đập đều. Bác sĩ sẽ xem xét các rủi ro tiềm ẩn cho bạn và em bé của bạn từ việc dùng thuốc. Thông thường bạn sẽ cần tránh hoàn toàn dùng thuốc trong 3 tháng đầu tiên. Vì đây là khi các cơ quan của em bé đang phát triển.

Nếu tim đập nhanh là do rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hoặc tim đập rối loạn, bác sĩ có thể gợi ý thực hiện sốc điện chuyển nhịp (cardioversion). Đây là cách cung cấp một dòng điện để tim trở lại nhịp đập bình thường. Bác sĩ sẽ xem xét cách này có an toàn để thực hiện khi mang thai hay không.

Tim đập nhanh khi mang thai tháng cuối chắc chắn khiến bạn không vui. Nhưng chúng thường vô hại. Để đảm bảo, hãy báo cho bác sĩ những triệu chứng của bạn vào những ngày khám thai nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Quỳnh Hoa