Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ tuần 32 cần ghi nhớ 4 điều sau để mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu đường thai kỳ tuần 32 có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sinh non, thai chết lưu, ... Do đó, mẹ bầu cần thực hiện xét nghiệm tiểu đường và ghi nhớ quy tắc dinh dưỡng, vận động và cách dùng thuốc như hướng dẫn dưới đây.

Thai nhi 32 tuần và nguy cơ tiểu đường của mẹ bầu

Ở tuần 32, thai nhi đã có chiều dài 42.4cm và cân nặng khoảng 1.7kg. Bé bắt đầu biết nuốt, đạp nhiều và thậm chí còn thích mút ngón tay trong bụng mẹ. Hệ thống tiêu hóa của bé cũng đã hoàn thiện và sẵn sàng. Da bé trở nên trong suốt và mờ hơn.

Bé đang ngủ ngon trong những ngày này với chu kỳ ngủ dài từ 20 đến 40 phút. Điều này cũng giải thích vì sau vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ thấy bé đạp ít hơn so với trước đó.

Tuy nhiên cũng ở những tuần cuối của thai kỳ này, mẹ bầu vẫn có thể gặp phải các dấu hiệu nguy hiểm của tiểu đường trong thời kỳ mang thai.

Tiểu đường thai kỳ (còn gọi là đái tháo đường thai kỳ) có xu hướng xuất hiện từ tuần thứ 24-28 trở đi. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần.

Khi tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể thì đường máu sẽ tăng cao và dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

Những mẹ bầu thừa cân, béo phì, mang thai khi đã lớn tuổi (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị đái tháo đường, ... sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường nhiều hơn các mẹ bầu khác.

Khám thai định kỳ giúp bác sĩ phát hiện ra những biểu hiện bất thường của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu đường thai kỳ tuần 32 có nguy hiểm với thai nhi?

Mẹ bầu bị tiểu đường thường có các triệu chứng như:

  • Luôn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều
  • Vùng kín bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu...
  • Khó lành các vết trầy xước, vết thương
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức
  • Nước tiểu có nhiều kiến bâu ...

Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu trên trong thai kỳ, mẹ bầu cần đi khám để được làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bởi nếu mẹ không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhưng nguy hiểm khó lường cho tính mạng của thai nhi.

Theo các chuyên gia sản khoa, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng như tiền sản giật, dọa sinh non, sinh non, thai chết lưu, vỡ ối hoặc khó sinh ngay ở thời điểm tuần thứ 32 trở đi.

Ngoài ra thai nhi có nguy cơ bị dị tật hoặc tử vong, chậm phát triển, thai to hoặc giảm sự trưởng thành của phổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khát nước, mệt mỏi, đi tiểu nhiều là những biểu hiện thường thấy của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ tuần 32 - Mẹ nên làm gì?

Thông thường, lịch khám thai kỳ sẽ giúp mẹ biết được thời điểm nào nên đi kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi. Nhưng nếu thai phụ có dấu hiệu bất thường và nghi ngờ mình đang gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 32 này thì mẹ nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và kịp thời.

1. Kiểm tra theo chỉ định của bác sĩ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện trong giai đoạn tuần thai thứ 24 đến 28. Vì lúc này bánh nhau phát triển hoàn thiện nhất, tăng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết glucagon, đề kháng insulin, giảm dự trữ và tăng ly giải glycogen thành glucose ở gan, giảm dung nạp đường ở các mô ngoại biên.

Ngoài ra nếu ở tuần thứ 32 (thường là các dấu hiệu tiểu đường đã xuất hiện ngay từ trước đó) thì mẹ bầu cũng sẽ được xét nghiệm theo các bước sau:

- Xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì hoặc sau nhịn ăn ít nhất 8 giờ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Lấy mẫu xét nghiệm máu để xác định chỉ số đường huyết lúc đói

-  Mẹ bầu được hướng dẫn uống 200ml nước có pha 75g glucose trong 3 đến 5 phút. Sau đó 1- 2 tiếng, sẽ lấy thêm hai mẫu máu để đo đường huyết.

Kết quả bình thường là đường huyết:

  • Lúc đói: dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L),
  • Sau nghiệm pháp 1 giờ là dưới 180 mg/dL (10 mmol/L)
  • Sau 2 giờ là dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Tiểu đường thai kỳ được xác định nếu có từ hai mẫu máu bằng hoặc cao hơn các giới hạn trên. Nếu chỉ có một mẫu, gọi là rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ.

Xét nghiệm máu để phát hiện tiểu đường thai kỳ

Khi có kết quả cho thấy mẹ bầu bị tiểu đường thì bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị sao cho thích hợp với quá trình mang thai của bạn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Một chế độ dinh dưỡng vừa cân bằng lượng đường trong máu, vừa đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi là điều rất quan trọng. Trong đó mẹ cần lưu ý:

- Nhóm chất xơ sẽ nhiều hơn chất đạm và tinh bột.

- Chú trọng các loại thực phẩm ít tăng lượng đường trong máu như gạo lứt, đậu đỗ, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh, ...

- Giảm chất béo bão hòa gồm thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, các sản phẩm làm từ sữa ngọt khó tiêu hóa.

- Tránh xa thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như cơm trắng, khoai tây, bánh mì, đồ ngọt, …

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu bị tiểu đường nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ

3. Điều trị bằng thuốc 

Để điều trị, thai phụ có thể không cần phải sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường thai kỳ mà chỉ cần kiểm soát được tình trạng rối loạn đường huyết bằng cách theo sát chế độ ăn và kế hoạch luyện tập đặc biệt. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thuốc uống hoặc insulin để giúp làm hạ nồng độ đường trong máu.

Insulin là một loại hormone mà bình thường tụy tiết ra. Loại insulin mà người ta sử dụng để điều trị tiểu đường được gọi là insulin tổng hợp. Việc điều trị bằng insulin nhằm mục đích làm giảm nồng độ đường trong máu của người bị tiểu đường thai kỳ bằng với nồng độ đường của phụ nữ bình thường.

Nếu cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết, bạn sẽ cần phải làm xét nghiệm nonstress test cho thai nhi vào khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ. Đây là một loại xét nghiệm an toàn giúp bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu để biết được liệu thai nhi có nhận được đủ máu nuôi qua nhau thai hay không.

Cùng với các lưu ý nói trên thì mẹ bầu cần tăng cường các bài tập vận động phù hợp (30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần với mức độ vừa phải) là đã có thể giúp giảm những ảnh hưởng tiêu cực của tiểu đường trong thai kỳ.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bài viết của

Minh Hương