Tiểu đường khi mang thai: Nguy hiểm tiềm ẩn nhưng có thể phòng tránh được

Tiểu đường khi mang thai thường ngắn hạn và sẽ hết khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên thai phụ có nguy cơ bị đái tháo đường sau sinh cao hơn những người khác. Vì thế, các mẹ nên có kế hoạch sống cân bằng hơn qua chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp lối sống lành mạnh để giảm thiểu khả năng bị tiểu đường trong tương lai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu đường khi mang thai có nguy hiểm không? Tiểu đường là một bệnh lý nghiêm trọng khi cơ thể không thể kiểm soát lượng đường trong máu một cách hợp lý vì không có đủ insulin. Bệnh tiểu đường là biến chứng y tế phổ biến nhất trong thai kỳ, chiếm 3,3% tổng số ca mang bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng quá hốt hoảng nếu bị chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ. Có rất nhiều cách kiểm soát căn bệnh này.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiểu đường khi mang thai

Tiểu đường khi mang thai là hiện tượng lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến xuất hiện đường trong nước tiểu. Bình thường, insulin được tụy sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất này. Vì thế, tụy cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Khi nhu cầu tăng cao như thế mà tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì glucose máu sẽ tăng cao dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Cũng có khi do thai phu ăn uống tẩm bổ quá nhiều khi mang thai dẫn tới tăng cân quá nhanh đồng thời ít vận động cũng dẫn đến căn bệnh này. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan dẫn đến việc thai phụ bị mắc tiểu đường như bị béo phì trước và trong khi mang thai, bà mẹ lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường hoặc từng mắc căn bệnh này ở lần mang thai trước.

Tiểu đường khi mang thai còn có tên gọi khác là tiểu đường tuýp 3. Bệnh sẽ tự động hết sau khi sinh nhưng nếu không sớm được phát hiện để điều trị kịp thời sẽ dễ có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả thai nhi lẫn người mẹ.

Tiểu đường khi mang thai hầu như không có triệu chứng rõ ràng và rất khó phát hiện nếu không làm xét nghiệm máu hoặc dung nạp glucose. Thời gian làm xét nghiệm thích hợp nhất là từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể chú ý đến những biểu hiện sau đây để phát hiện ra bệnh tiểu đường:

  • Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
  • Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu nhiều.
  • Nếu chẳng may bị trầy xước, bị thương sẽ rất lâu lành.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng các kem/thuốc trị nấm thông thường không hết.
  • Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi một cách nghiêm trọng. Mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai, mắc tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh,

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi có thể bị dị tật, chậm phát triển, thai to dễ bị sang chấn như gãy xương đòn, trật khớp vai, dễ suy hô hấp, giảm sự trưởng thành của phổi, hạ đường huyết khi sinh do nồng độ insulin cao, bị vàng da và mắt thậm chí tử vong…

Chế độ ăn uống và những lưu ý cho mẹ bầu bị tiểu đường khi mang thai

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến việc kiểm soát cân nặng. Do đó, nếu mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ thì một trong những việc đầu tiên nên làm là thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học kết hợp với vận động thích hợp. Phương pháp này có thể giúp kiểm soát đường huyết mà không cần đến sự can thiệp y tế nào.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ hướng dẫn khẩu phần ăn thích hợp để duy trì hàng ngày. Nhìn chung, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế tối đa các thực phẩm chứa đường và tinh bột, ăn sáng đầy đủ, tránh uống các loại nước ép trái cây, ăn thức ăn ít chất béo, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều crom từ đó có thể kiểm soát bữa ăn và cân nặng.

Ngoài ra, mẹ bầu nên dành khoảng 30 phút tập thể dục  mỗi ngày, vừa giúp cơ thể chuyển hóa đường tốt hơn, vừa chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới. Đừng bỏ qua bất cứ cuộc kiểm tra nào với bác sĩ và dùng đúng liều thuốc nếu được chỉ định.

Cách phòng tránh tiểu đường khi mang thai

Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị, kiểm soát lượng đường huyết bằng các biện pháp sau:

  • Kiểm soát chế độ ăn thích hợp hoặc tiêm insulin
  • Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng
  • Loại bỏ quan niệm “ăn cho hai người”, không nên dung nạp các loại đồ ăn nhiều đường.
  • Khám đúng định kỳ với các bác sĩ sản khoa, nội tiết ở những bệnh viện, chuyên khoa sản, các trung tâm, phòng khám uy tín.
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh việc tăng cân mất kiểm soát
  • Vận động thể dục hợp lý trong quá trình mang thai…

Tiểu đường khi mang thai thường ngắn hạn và sẽ hết khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên thai phụ có nguy cơ bị đái tháo đường sau sinh cao hơn những người khác. Vì thế, các mẹ nên có kế hoạch sống cân bằng hơn qua chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp lối sống lành mạnh để giảm thiểu khả năng bị tiểu đường trong tương lai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca