Tiểu buốt sau khi sinh mổ - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu buốt sau khi sinh mổ luôn là nỗi ám ảnh khó chịu của các chị em. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và đâu là cách chữa trị hiệu quả?

Thế nào là tiểu buốt sau sinh mổ

Bạn luôn có cảm giác muốn đi tiểu kèm theo đau bụng dưới. Mỗi lần đi tiểu thì có cảm giác đau buốt khi có kim châm và lượng nước tiểu rất ít. Bạn cũng cảm thấy đau khi giao hợp. Một vài trường hợp còn kèm theo sốt. Tình trạng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mất tập trung.

Phụ nữ sinh mổ thường mắc chứng tiểu buốt sau sinh nhiều hơn phụ nữ sinh thường

Nguyên nhân gây tiểu buốt sau khi sinh mổ

Sau sinh mổ, nếu sản phụ không chăm sóc vị trí vết mổ cẩn thận sẽ gây ra nhiễm trùng. Phổ biến nhất là nhiễm trùng tiểu hoặc viêm cổ tử cung. Từ đó xuất hiện triệu chứng tiểu đau, tiểu buốt và tiểu khó.

Một nguyên nhân khác khiến phụ nữ tiểu buốt sau sinh mổ là vấn đề vệ sinh. Nếu vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, ẩm ướt cùng dịch tiết âm đạo tạo thành môi trường thuận lợi cho nấm khuẩn. Vi khuẩn này sẽ tấn công niệu đạo, gây viêm. Chúng là lý do khiến bạn bị bí tiểu, tiểu buốt, tiểu đau, bàng quang căng phồng.

Ngoài nguyên nhân nhiễm trùng, còn có nguyên nhân do… thai nhi. Đó là ở những ngày cuối khi sinh, đầu thai nhi đã tạo áp lực cho bàng quang. Đến khi sinh xong, bàng quang vẫn chưa thích ứng với kích thích của lượng nước tiểu lớn dẫn đến tình trạng khó tiểu. Hiện tượng này còn được gọi là sa bàng quang.

Một nguyên nhân khác khiến bạn bị tiểu buốt cũng liên quan đến bàng quang là do dính bàng quang. Bàng quang bị dính ở khung chậu do các mô sẹo hình thành ở vị trí phẫu thuật.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị tiểu buốt sau sinh mổ là do viêm đường tiết niệu

Cách chữa tiểu buốt sau sinh mổ

Để không bị tình trạng tiểu buốt sau này, bạn hãy chăm sóc tốt vết mổ sau sinh. Không tự ý sử dụng thuốc bôi hay băng vết mổ quá chặt. Thai phụ nên hạn chế gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương vết mổ. Một số vết mổ đau ngay cả khi không cử động, có dấu hiệu sưng đỏ kèm sốt. Khi đó cách chữa tiểu buốt sau sinh đúng nhất là đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và tư vấn. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc việc có nên cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh hay không? Và với liều lượng như thế nào?

Bác sĩ sẽ quyết định việc có nên cho bạn uống kháng sinh để điều trị hay không và với liều lượng thế nào

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các lưu ý khi chăm sóc mẹ bị chứng tiểu buốt

Chị em bị tiểu buốt sau khi sinh mổ không nên tự chữa trị bằng các biện pháp dân gian. Bởi việc làm này thường “lợi bất cập hại”. Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu mẹ đang cho bé bú.

Khi bị tiểu buốt sau sinh mổ, bạn không nên vận động mạnh để tránh vết mổ bị tổn thương. Khi nằm ngủ, bạn nên nằm nghiêng và kê gối sau lưng. Điều này vừa giúp vết thương đỡ đau vừa tránh gây tác động không tốt lên đường tiết niệu.

Thai phụ bị tiểu buốt sau khi sinh mổ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Đặc biệt là bạn nên tránh quan hệ tình dục khi đang bị tiểu buốt. Vì có thể gây tổn thương âm đạo và làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả tươi, sữa. Đồng thời uống nhiều nước để cơ thể được đào thải chất độc liên tục và lợi tiểu hơn. Bạn nên tránh cà phê, trái cây họ cam quýt, cà chua, nước ngọt và rượu… Vì chúng có thể gây kích thích bàng quang của bạn và làm cho nước tiểu khó kiểm soát hơn. Tuyệt đối không vì tình trạng bệnh mà lo lắng, căng thẳng sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uống nhiều nước sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bị tiểu buốt

Bạn có thể tập các bài tập Kegel để cải thiện hệ xương chậu và chức năng bàng quang. Nếu cân nặng của bạn đang vượt mức thì bạn cũng nên giảm cân. Bởi vì cân nặng cũng gây áp lực lên bàng quang của bạn.

Tạm kết

Tiểu buốt sau sinh không phải là tình trạng quá lo ngại với chị em sau khi sinh. Chị em chỉ cần chăm sóc sức khỏe đúng cách. Chị em nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Để bàng quang có thể “tự chủ” trở lại, có thể mất từ ​​ba đến sáu tháng. Nhiều trường hợp có thể lâu hơn. Nhưng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng