Mặc dù tình trạng tiền sản giật sau sinh rất hiếm, nhưng nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sản phụ vì triệu chứng thường phát hiện chậm và khó chẩn đoán. Nếu như đa số chúng ta đều từng nghe và hiểu về tiền sản giật – tình trạng xảy ra trong thai kỳ đặc trưng bởi huyết áp cao sau mốc tuần thai thứ 20 thì cũng không nhiều người biết được tình trạng cực kỳ nghiêm trọng này cũng có thể xảy ra sau khi sinh con.
Theo các chuyên gia, tiền sản giật sau sinh ảnh hưởng đến khoảng 600 phụ nữ mỗi năm nhưng cũng khó định lượng vì một số phụ nữ bị tiền sản giật sau quá trình sinh con đã có tình trạng này trước đó, một số khác thì chỉ bị sau khi vượt cạn. Theo Tổ chức tiền sản giật ở Mỹ, khoảng 15% bệnh nhân tiếp tục trải qua một khía cạnh nghiêm trọng của tình trạng này: sản giật.
Tiền sản giật sau sinh là gì?
Như đã nói ở trên, đây là một tình trạng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra ngay sau khi sinh ở một số phụ nữ, thông thường trong vòng 48 đến 72 giờ đầu sau khi em bé ra đời.
Tình trạng này có bắt đầu với dấu hiệu huyết áp sản phụ cao đột ngột và phát hiện lượng protein dư thừa trong nước tiểu. Trong một số ít trường hợp, khởi phát tiền sản giật có thể bị trì hoãn sau 48h đến khoảng một tháng sau sinh, thường được gọi là tiền sản giật muộn. Theo bác sĩ phụ khoa tại Đại học Sản khoa Hoa Kỳ, cũng có một số tình trạng sản phụ có thể đã bắt đầu tình trạng tiền sản giật trong khi mang thai nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cho đến khi em bé được sinh ra.
Ai dễ gặp tình trạng này?
Cũng khá khó để xác định ai sẽ bị tiền sản giật sau khi sinh con, nhưng có một vài yếu tố được chứng minh là có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này. Bao gồm triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ, hoặc huyết áp cao sau 20 tuần, từng bị tiền sản giật trong lần mang thai trước. Nếu sản phụ từng được chẩn đoán có triệu chứng tiền sản giật ở cùng một thời điểm trong các thai kỳ liên tiếp trước đó thì cũng là dấu hiệu cảnh báo khả năng. Nguy cơ cũng có thể tăng ở các mẹ béo phì, thừa cân.
Triệu chứng tiền sản giật sau sinh
Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng tiền sản giật sau khi em bé ra đời có thể bao gồm:
- Huyết áp sản phụ tăng cao từ 140/90 trở lên
- Protein dư thừa trong nước tiểu
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Sản phụ thấy đau đầu dữ dội
- Đột nhiên đau bụng râm ran đến dữ dội, đặc biệt là dưới xương sườn bên phải
- Lượng nước tiểu rất ít
- Tăng cân đột ngột (hơn 1 kg mỗi tuần)
- Khó thở đột ngột
Khi gặp bất cứ triệu chứng nào như trên, hãy lập tức liên hệ với bác sĩ sản phụ của bạn hoặc đưa đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Điều trị và phòng ngừa
Nếu có các triệu chứng như trên và bác sĩ nghi ngờ sản phụ đã phát triển tình trạng này thì sản phụ có thể phải nhập viện để đánh giá và điều trị ngay lập tức. Tình trạng tiền sản giật sau khi trải qua quá trình sinh nở thường có thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, bao gồm lấy máu và nước tiểu. Máu của sản phụ sẽ được kiểm tra để xác định xem có đúng số lượng tiểu cầu (giúp máu đóng cục) hay không, và đồng thời kiểm tra để xác định gan và thận của sản phụ có đang hoạt động tốt hay không. Bên cạnh đó, một mẫu nước tiểu cũng được lấy để xem nồng độ protein có trong đó như thế nào.
Động kinh hay co giật là mối quan tâm chính của tình trạng này, vì vậy thông thường tiền sản giật sau khi sinh con cũng được điều trị bằng thuốc chống co giật được thực hiện trong 24 giờ. Sau khi cho bệnh nhân dùng thuốc, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận huyết áp, nước tiểu và các triệu chứng khác. Trong trường hợp huyết áp của mẹ vẫn rất cao và cao hơn bình thường nhiều thì bác sĩ có thể kê toa thuốc hạ huyết áp để điều trị.
Phòng ngừa
Tiếc là cho đến hiện tại thì vẫn chưa có phương pháp nào được khuyến cáo để phòng ngừa tiền sản giật sau khi sinh con, vì thế sản phụ hãy lắng nghe cơ thể mình và nhận biết được các dấu hiệu khác thường để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo parents
Xem thêm:
- Đau đầu khi mang thai: Chớ coi thường! Có thể đó là dấu hiệu của tiền sản giật
- Phòng hậu sản sau sinh cho mẹ, điều cần thiết nhất định không thể bỏ qua
- Tăng cân sau sinh – Nỗi ám ảnh của mẹ bỉm sữa
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!