Có những loại thuốc không nên sử dụng trước khi tiêm vaccine Covid-19, bạn đã biết chưa?

Tiêm vaccine covid là vấn đề cấp thiết hiện tại trong tình hình dịch bệnh phức tạp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm vaccine covid là vấn đề cấp thiết hiện tại trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Ngoài các giấy tờ và bệnh án cần phải chuẩn bị, người tiêm vaccine được khuyến cáo không nên dùng một số loại thuốc trước tiêm.

  • Tiêm vaccine covid – Những điều cần làm, cần tránh trước và sau tiêm
  • 8 dấu hiệu bất thường cần gặp bác sĩ sau tiêm

Tiêm vaccine covid – Những điều cần làm, cần tránh trước và sau tiêm

Việc tiêm vaccine Covid đang được khẩn trương tiến hành trên diện rộng. Khi đến lượt bản thân tiêm chủng, mọi người nên chú ý các vấn đề sau:

(Nguồn: baotintuc.vn)

  1. Mang theo giấy tờ tuỳ thân cần thiết để chứng minh độ tuổi và công việc của mình, để chứng minh bạn đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vaccine. Đồng thời khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” nếu có yêu cầu từ lực lượng chức năng.
  2. Mang theo các hồ sơ, giấy tờ, tiền sử bệnh án để nhân viên y tế xem xét điều kiện trước tiêm. Nếu bạn đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc… cần khai báo thành thật và xuất trình giấy tờ để nhận được tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.
  3. Tránh dùng steroid trước tiêm: Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác không được khuyến khích sử dụng trong vòng một tuần trước khi tiêm chủng. Đồng thời cũng không nên dùng trong và sau khi tiêm, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, từ đó làm giảm đáp ứng đối với vaccine. Nếu có kế hoạch, thời gian tiêm vaccine, cần thông báo cho bác sĩ đang điều trị của mình. Nếu thực sự bạn đang dùng steroid, bác sĩ có thể kê toa thuốc có tác dụng tương tự nhưng không gây ức chế miễn dịch cơ thể.
  4. Đi tiêm đúng hẹn và tuân thủ các biện pháp phòng dịch: Khi các địa điểm tiêm chủng đang được lập ra hàng loạt, tập trung số lượng lớn người dân thì ý thức cá nhân của mỗi người rất quan trọng. Bạn nên đến chính xác địa điểm và đúng giờ, tránh ảnh hưởng thời gian của người khác. Tại địa điểm tiêm cần giữ khoảng cách tối thiểu với người khác để hạn chế lây nhiễm.

(Nguồn: cand.com.vn)

Xem thêm:

Que test nhanh Covid đang bán ngoài thị trường, nhãn hiệu nào là uy tín, được Bộ Y tế cấp phép sử dụng?

  1. Không dùng thuốc giảm đau trước tiêm: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide không được khuyến khích dùng trước khi tiêm vaccine Covid-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vaccine. Ibuprofen, một loại thuốc chống viêm, làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, sẽ ngăn cản vaccine trong việc “huấn luyện” hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus.
  2. Uống thật nhiều nước: Nếu cảm thấy cơ thể khó chịu sau khi tiêm vaccine, do lúc này, hệ miễn dịch đang học cách phản ứng lại virus thì hãy uống thật nhiều nước, nước giúp việc trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hài hoà hơn do đó góp phần giảm sự khó chịu.
  3. Không uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng: Đồng thời cũng nên hạn chế uống rượu bia trong thời kì dịch bênh. Cơ thể của bạn cần ở trạng thái miễn dịch tốt nhất để chống lại sự xâm nhập của virus bất kì lúc nào.
  4. Mặc trang phục phù hợp: Mũi tiêm sẽ được tiêm ở phần cánh tay, do đó, bạn nên chọn trang phục phù hợp để việc tiến hành tiêm chủng của nhân viên y tế diễn ra thuận lợi. Mặc khác, trang phụ rộng rãi thoải mái cũng sẽ khiến bản thân đỡ khó chịu nếu mắc phải các triệu chứng sau tiêm.
  5. Nên chọn tiêm vào cánh tay không thuận: Phòng trường hợp bạn bị đau ở nơi tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay, cánh tay thuận sẽ giúp bạn thực hiện được các hoạt động hằng ngày. Vì vậy, nếu bạn thuận tay phải, nên gợi ý các nhân viên y tế tiêm cho bạn ở cánh tay trái.
  6. Cần được theo dõi 30 phút sau tiêm: Bạn cần được các nhân viên theo dõi các phải ứng của cơ thể 30 phút sau khi tiêm. Nếu có bất cứ triệu chứng nào, phải báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm.
  7. Không nên lái xe ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ.
  8. Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm.

Sau khi tiêm vaccine, bạn cần lưu giữ giấy xác nhận tiêm phòng đồng thời ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vaccine Pfizer – Đừng vội tiêm khi bạn chưa tìm hiểu những thông tin này!

8 dấu hiệu bất thường cần gạp bác sĩ sau tiêm

Sau tiêm vaccine covid, nếu có 1 trong 8 dấu hiệu sau thì cần liên hệ y tế khẩn cấp:

  1. Có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi.
  2. Bị phát ban hoặc nổi mẩn đỏ trên da. Tím tái hoặc đỏ da, chảy máu, xuất huyết dưới da.
  3. Có cảm giác ngứa quanh họng, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.
  4. Có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội. Ngủ li bì, ngủ gà, lú lẫn. Thậm chí hôn mê, co giật.
  5. Có dấu hiệu đau tức ngực, đánh trống ngực kéo dài.
  6. Buồn nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
  7. Có triệu chứng khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;
  8. Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

(Nguồn: Freepik)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực tế cho thấy, hiện nay có rất ít trường hợp sau khi tiêm có phản ứng mạnh với thuốc mà chỉ có những phản ứng phụ như sốt nhẹ hay tê vùng bị tiêm nên mọi người không nên quá lo lắng. Để hạn chế những dấu hiệu bất thuường sau tiêm, nếu có điều kiện, người dân có thể khám sàng lọc để xem thể trạng của mình có phù hợp để tiêm vaccine hay không.

Nguồn thông tin:

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

hoanglan