Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì hay không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam từ độ tuổi 15 đến 44. 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì là câu hỏi của hầu hết các chị em phụ nữ tra cứu, trước khi tiêm phòng. Tiêm phòng để giúp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm hàng đầu này. Ung thư cổ tử cung là bệnh đang phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới và xếp thứ 4 về các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn cầu. Cùng theo dõi bài viết có những thông tin hữu ích nhé!

Bài viết dưới đây được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Bạch Thị Chính, Bác sĩ chuyên khoa I, với hơn 20 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Tiêm chủng Mở rộng và Tiêm chủng theo yêu cầu cho trẻ em và người lớn. Hiện nay là giám đốc Y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC. Chúng ta sẽ tìm hiểu:

  • Ung thư cổ tử cung là gì?
  • Vắc xin phòng ngừa HPV là gì?
  • Có cần xét nghiệm trước khi tiêm phòng? Cần kiêng gì sau khi tiêm?
  • Những tác dụng phụ thường gặp là gì?

Ung thư cổ tử cung là gì và tại sao phải tiêm ngừa?

Những điều cần biết về tiêm ngừa cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam từ độ tuổi 15 đến 44. 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra.

Biện pháp phòng ngừa tối ưu đến 90% ung thư cổ tử cung là tiêm vắc xin phòng chống virus HPV đối với bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thể bạn chưa biết:

7 Dấu hiệu ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữa nên biết

Vắc xin phòng HPV là gì?

Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra.

Virus thường có ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến sự bất thường cổ tử cung, mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV cũng liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.

Có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung là thật sự cần thiết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện chưa có thuốc đặc trị Virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Nhưng có rất nhiều điều chị em có thể làm để giữ cho HPV không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của mình.

Một số loại vắc xin có thể giúp bảo vệ khỏi bị nhiễm các loại HPV nhất định. Nhiễm Virus HPV nguy cơ cao thường dễ dàng điều trị trước khi tiến triển thành ung thư, đó là lý do tại sao việc tiêm phòng và tầm soát ung thư theo định kỳ là rất quan trọng.

Cho đến nay, tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng HPV khá an toàn và hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến HPV. Bác sĩ khuyến cáo trẻ em trong độ tuổi 9 đến 26 tuổi nên tiêm loại vắc xin này để đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này.

Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?

Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm. Nữ giới chỉ cần nằm trong độ tuổi 9 đến 26, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không đang điều trị các bệnh cấp tính… đều đủ điều kiện tiêm vắc xin này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tất cả chị em nên đi khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng, tránh những vấn đề không đáng có.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì?

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì? Sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần lưu ý:

Kiêng mang thai

Các chị em không nên có ý định mang thai ngay sau khi tiêm phòng vắc xin. Nếu dự định mang thai thì sau khi tiêm lần thứ 3 (có nghĩa là tiêm mũi cuối) 3 tháng các chị em mới nên thụ thai. Trong trường hợp tiêm phòng rồi mới phát hiện có em bé thì cần phải tiến hành làm các xét nghiệm siêu âm, khám thai đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ, có được lời khuyên và tư vấn chuẩn xác, để xác suất em bé bị dị tật là thấp nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hạn chế quan hệ tình dục

Thực tế không có các khuyến cáo là không được quan hệ sau khi tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì nên kiêng quan hệ tình dục vì lúc này vắc xin chưa tạo ra kháng thể, vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh cho nhau.

Mẹ có thể xem thêm:

Những điều cần biết về tiêm phòng HPV?

Tác dụng phụ của vắc xin phòng HPV

Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung sẽ gây ra một số tác dụng phụ

Có rất nhiều người chích ngừa ung thư cổ tử cung mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, có người lại gặp những phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi tiêm phòng như:

  • Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng
  • Sốt nhẹ
  • Nổi mề đay
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ
  • Đau khớp
  • Buồn nôn và nôn
  • Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy
  • Buồn ngủ

Có lẽ câu hỏi tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần kiêng gì đã được trả lời. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nếu triệu chứng vẫn còn, bạn nên tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV): những điều cần biết – Theo VNVC

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của TheAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mộng Thường