Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là hợp lý?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu là an toàn cho người mẹ và cả thai nhi? Một tháng, ba tháng hay sáu tháng? Mốc thời gian ba tháng là cần thiết, vừa và đủ theo lời khuyên của chuyên gia y tế.

Vì sao phụ nữ cần tiêm phòng trước khi mang thai?

Mang thai sẽ khiến hệ thống miễn dịch suy yếu hơn thông thường để hỗ trợ thai nhi đang lớn dần trong bụng. Cơ thể của người mẹ xem em bé như một “tác nhân ngoài”, và vì thế hệ miễn dịch của mẹ phải kìm nén, giảm bớt trong thai kỳ để ngăn không cho cơ thể từ chối thai nhi.

Do đó, việc tiêm phòng trước khi mang thai đóng vai trò khá quan trọng để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và bé được bảo vệ trong những trường hợp không may bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Từ đó, tạo tiền đề cho một lá chắn bảo vệ cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Hơn thế nữa, một số bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vaccine như bệnh ho gà, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu... Nếu mắc những bệnh này trong thời gian mang thai, người mẹ dễ có nguy cơ sảy thai, thai lưu, thai suy dinh dưỡng, dị tật bẩm sinh.

Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Theo ThS.BS Nguyễn Hồng Hoa - giảng viên bộ môn sản Đại học Y dược TP.HCM thì “Tốt nhất chị em phụ nữ nên có sự chuẩn bị ít nhất ba tháng trước khi mang thai, gồm cả kiến thức - tâm lý, dinh dưỡng, đi khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn chích ngừa và uống axit folic để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.”

Nếu xét về thời điểm thì sẽ tuỳ thuộc vào từng loại vaccine mà chị em tiêm phòng trước khi mang thai. Theo khuyến cáo, nên tiêm các mũi vaccine trước khi mang thai như sau:

  • Thủy đậu: ít nhất 1 tháng;
  • Sởi - quai bị - Rubella: ít nhất 3 tháng;
  • Viêm gan B: ít nhất 1 tháng
  • Cúm: ít nhất 1 tháng.

Sau khi chích ngừa bao lâu thì được có thai? 

Nhìn chung, ngoài câu hỏi tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu thì thắc mắc về thời điểm tốt nhất để thụ thai sau chích ngừa cũng khá phổ biến.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cũng theo ThS.BS Nguyễn Hồng Hoa thì một tháng sau khi chích ngừa đã có thể mang thai. Riêng với mũi tiêm ngừa rubella, cũng như viêm gan B, thì lúc đầu các chuyên gia y tế khuyến cáo nên đợi (ít nhất) ba tháng sau khi chích ngừa. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy mũi tiêm phòng trước khi mang thai 1 tháng là an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu có thai trước thời gian khuyến cáo sau khi tiêm phòng thì có nên bỏ thai?

Cũng có nhiều trường hợp chị em tìm hiểu khá kỹ càng và được tư vấn thời gian an toàn có thai sau khi chích ngừa, nhưng vì không may “vỡ kế hoạch” thì có nên bỏ thai?

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) thì về lý thuyết, nguy cơ gây dị tật cho thai nhi sau tiêm ngừa là 1,6%. Tuy nhiên thực tế vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về dị tật bẩm sinh do thuốc tiêm ngừa gây ra. Vì vậy những trường hợp phát hiện có thai ít lâu sau khi tiêm ngừa vẫn không được khuyên bỏ thai do có nguy cơ bị nhiễm trùng lòng tử cung, thủng tử cung, băng huyết, vô kinh do dính buồng tử cung... Riêng trường hợp tiêm ngừa rubella, cần đến bệnh viện gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nên giữ hay bỏ thai.

Nếu đã mang thai nhưng chưa chích ngừa thì như thế nào?

Không phải ai cũng có đủ điều kiện để chích ngừa đầy đủ. Cũng như không phải chị em nào cũng mang thai trong dự tính kế hoạch của bản thân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, nếu có tin vui nhưng chợt nhận ra mình vẫn chưa tiêm phòng thì cũng không cần phải lo lắng thái quá. Vì những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng không cần thiết dẫn đến căng thẳng sẽ ảnh hưởng không tốt đến tinh thần, sức khoẻ người mẹ và cả thai nhi.

Điều quan trọng là hãy đi thăm khám để nhận tư vấn từ bác sĩ. Đồng thời cần phải lưu ý những điều sau trong đời sống hàng ngày:

  • Giữ vệ sinh cơ thể tốt
  • Tránh nơi đông người, vùng đang có dịch bệnh
  • Chế độ ăn uống cân bằng và bồi dưỡng đầy đủ chất, ưu tiên các chất có vitamin C, uống nhiều nước...
  • Tránh lao động mệt nhọc
  • Nên rửa tay thường xuyên và mang khẩu trang trong khi tiếp xúc với những người nghi ngờ hoặc đang mắc các bệnh nhiễm siêu vi

Những điều người mẹ tương lai cần chuẩn bị trước khi mang thai

Khám sàng lọc trước khi mang thai cho cả vợ và chồng để tìm ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến thai kỳ, nhằm chuẩn bị tốt nhất về sức khoẻ. Chị em có thể kiểm tra máu và nước tiểu, phụ khoa, sức khoẻ tổng quát, nhiễm sắc thể,….

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm phòng vaccine: tham vấn bác sĩ về các loại vaccine cần tiêm phòng trước khi mang thai và đề xuất thời điểm tiêm ngừa thích hợp

  • Uống vitamin tổng hợp và acid folic: để cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ sinh non bị các rối loạn phổ tự kỷ và dự phòng các dị tật ống thần kinh thai nhi.
  • Cơ thể cân đối: tình trạng quá cân hay thiếu cân cũng ảnh hưởng đến chất lượng thai kỳ.
  • Điều chỉnh lối sống lành mạnh và cân bằng hơn.
  • Chuẩn bị tinh thần và tài chính tốt nhất cho hành trình làm ba - làm mẹ trong tương lai.

Quyết định có con là một trong những quyết định quan trọng trong cuộc đời. Do đó, bản thân người phụ nữ cần phải hiểu rõ mình muốn gì, cần làm gì và chuẩn bị như thế nào để hành trình làm mẹ tuyệt vời và thoải mái nhất có thể.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu