Cha mẹ có nên nghiêm khắc với trẻ từ nhỏ để rèn thói quen kỷ luật cho con?

Thương cho roi cho vọt ở đây được hiểu là tính kỷ luật, dạy con các giới hạn của nguyên tắc và tôn trọng quy luật, môi trường, con người và xã hội ...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cha mẹ có nên nghiêm khắc với trẻ từ nhỏ hay không? Việc rèn luyện tính kỷ luật từ bé sẽ phần nào giúp con hình thành nhân cách, điều này đúng hay sai?

Các nhà nghiên cứu ở Anh cho rằng trẻ em nhận được tình yêu và kỷ luật từ cha mẹ của họ là những người có nhiều khả năng thành công sau này trong cuộc đời. Các chuyên gia cho rằng: Trẻ em có cha mẹ "thương cho roi cho vọt" hầu như thành công trong cuộc sống.

Có nên nghiêm khắc với trẻ từ nhỏ để rèn thói quen kỷ luật cho con?

Không nghiêm khắc thái quá, nhưng cần có khuôn khổ

Có một người mẹ Trung Quốc cho con theo học trường mầm non Mỹ đã phàn nàn rằng: “Tôi đã dặn cô giáo phải cho con tôi uống nước đúng giờ nhưng cô ấy đã không làm như vậy”. Cô giáo đã trả lời rằng: “Nước uống đặt ngay ở nơi đó, nếu em ấy khát thì sẽ tự lấy uống, chúng tôi không muốn ép buộc các bé làm những điều các em không muốn, và ngay từ những việc nhỏ”. Kết quả là, sau một thời gian, người mẹ đó nhận ra rằng tính độc lập và khả năng thích ứng hoàn cảnh của bé nhà mình tốt hơn rất nhiều.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng rất hài lòng khi giáo viên mầm non ở Mỹ yêu quý trẻ em thực sự và tình yêu ấy xuất phát từ trái tim, họ sẵn sang thể hiện tình cảm của mình một cách tự nhiên và chân thành nhất. Họ chọn đi theo một công việc đó là vì đam mê và sự yêu thích, chứ không đặt nặng vấn đề tiền bạc.

Đánh mắng trẻ không phải là cách hay

Không đánh, không mắng là cách trách phạt của các giáo viên mẫu giáo ở Mỹ, biện pháp kỷ luật mà họ sử dụng chính là “cấm túc”, không cho phép trẻ đi khỏi khu vực quy định khi bé làm sai. Dựa theo độ tuổi của các bé mà thời gian cấm túc cũng khác nhau. Ví dụ trẻ em 2 tuổi ngồi 4 phút, trẻ 3 tuổi ngồi 6 phút. Vài phút, đối với bọn trẻ, đó đã là một khoảng thời gian rất dài. Việc tách trẻ ra một mình vừa làm trẻ bình tĩnh trở lại và suy nghĩ vừa khiến chúng muốn được quay trở lại với các bạn nên phải kiềm chế bản thân mà chỉnh sửa, xem xét hành vi của bản thân cho phù hợp hơn.

Kiểm soát hành vi và ngăn chặn kịp thời

Có đến 90% trẻ em khó dạy và có các vấn đề về đạo đức là do bố mẹ không sát sao từ khi bé. Cách quản lý trẻ tốt nhất là bố mẹ hãy thật sát sao đến trẻ, quan sát và phát hiện những suy nghĩ, nhận thức, hành vi lệch lạc và tiêu cực để có thể ngăn chặn kịp thời.

Bố mẹ hãy giải thích cho bé là việc làm đó không tốt, suy nghĩ đó không phải của một đứa bé ngoan. Bố mẹ hãy nhắm vào việc dạy bé cách nhận thức vấn đề, dạy bé thói quen hợp tác, thương yêu và đồng cảm. Đây là những kỹ năng cần thiết của con người. Quan trọng nhất, trẻ phải biết xin lỗi khi phạm lỗi là yếu tố then chốt. Trẻ cần nhận ra được việc gây ảnh hưởng không tốt cho người khác là đi ngược với xã hội, có hại và sai trái.

Quy tắc khi kỷ luật trẻ

Khi bé lớn dần lên, sẽ rất bình thường nếu bé tỏ các thái độ chống đối, mè nheo, khóc lóc, vật vã ăn vạ... . Để kỷ luật các em bé lơn hơn thì sẽ cần sự cứng rắn hơn nhiều, tuy nhiên đôi khi ngay cả với những em bé nhỏ cha mẹ cũng rất cần sự cứng rắn mạnh mẽ để chỉnh sửa hành vi của trẻ. Các chuyên gia của Young Parents đã liệt kê một số quy tắc vàng để chúng ta tuân theo khi kỷ luật các trẻ nhỏ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Hãy kỷ luật với sự yêu thương

2. Thể hiện sự nhất quán

3. Nên nhớ là ở đây không có khái niệm một đứa trẻ nghịch nghợm

4. Hãy hiểu con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Thiết lập các quy tắc

6. Đánh hay không đánh?

7. Phạt timeout - hay được gọi là phạt trẻ một mình

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

8. Chuyển hướng cho bé

Phải làm gì khi kỷ luật trẻ không hiệu quả?

Hãy nhớ rằng, nếu một đứa trẻ biết rằng khi cơn giận hay việc mình không lắng nghe làm cha mẹ tức điên lên, con sẽ làm nó nhiều lần chỉ để phản kích bạn. Nhưng nếu bạn kiềm chế khi đối mặt với hành vi không phù hợp của con bạn, con bạn sẽ sớm nhàm chán cới hành động đó và cố gắng tương tác với bạn cũng như chú ý, lắng nghe những gì bạn nói.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis