Gợi ý 3 sản phẩm thuốc trị hăm tã giúp con vui khỏe, mẹ nhẹ "gánh lo"

Thuốc trị hăm tã cho bé sơ sinh nên có các thành phần như petrolatum, kẽm oxide, dimethicone, lanolin và paraffin để vừa trị hăm hiệu quả vừa không ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé. Các kem trị hăm tã cho trẻ sơ sinh phổ biến gồm Bubchen, Chicco, HiPP hay một số loại kem nội địa có bán tại các nhà thuốc.

Nguyên nhân bé bị hăm tã

  • Bị kích ứng: Đây là tình trạng da bị đỏ, nhiễm khuẩn do nước tiểu và phân trong tã gây ra. Bé thường bị hăm ở xung quanh bộ phận sinh dục, dưới rốn, trên bắp đùi và vùng bụng dưới. Các vết hăm đỏ và đau, đôi lúc bong tróc vảy, chảy nước.
  • Bị nhiễm khuẩn: Tình trạng này thường xuất hiện ở các nếp gấp như giữa đùi và da, giữa bộ phận sinh dục. Vùng bị nhiễm nấm có màu đỏ sẫm, có hoặc không có mủ vàng, các dịch lỏng bị đẩy lên có thể vỡ bong ra.
  • Bị dị ứng: Da bị nhạy cảm với các thành phần của tã/bỉm như: chất nhuộm màu, chất bảo quản,… Vì vậy, bé thường cảm thấy khó chịu và ngứa ở các vết dị ứng.

Bị dị ứng với thành phần của tã/bỉm là một trong những nguyên nhân khiến con bị hăm tã

Những lưu ý khi dùng thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh

  • Các loại mỡ, kem trị hăm tã cần được bôi vào da mỗi lần thay tã. Để bảo vệ da khỏi tình trạng ẩm ướt, mẹ nên chọn sản phẩm có thành phần như petrolatum, kẽm oxide. Bên cạnh đó, thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh nên có thêm các thành phần khác như dimethicone, lanolin, paraffin.
  • Không nên dùng bột talc, bột ngô để trị hăm tã cho bé
  • Trường hợp con bị nhiễm nấm men, bé sẽ dùng sản phẩm đặc trị được kê đơn. Mỗi ngày, bạn nên bôi thuốc từ 2-3 lần và có thể dùng dưới lớp thuốc trị hăm tã cho trẻ. Trường hợp con bị hăm tã nặng, các bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng kem bôi chứa kháng sinh hoặc thành phần corticoid.
  • Tuyệt đối không cho bé dùng thuốc bôi chứa chất bảo quản, chất tạo mùi vì da của con rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Trước khi dùng bất cứ sản phẩm nào, cha mẹ nên đọc kỹ thông tin về thành phần, cách sử dụng phù hợp.

Gợi ý 3 sản phẩm thuốc trị hăm cho bé

Hi vọng mẹ đã chọn được loại kem trị hăm tã phù hợp với tình trạng của con. Nếu bé bị hăm tã nặng, các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc trị hăm cho bé mà phải đưa con đến bác sĩ ngay.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Le