Thuốc làm đẹp làm giảm khả năng có con của đàn ông. Cụ thể, các loại thuốc giảm cân, thuốc căng da, tăng cơ, chống hói đầu có thể giúp các anh chàng có ngoại hình đẹp hơn nhưng lại làm giảm cả chất lượng lẫn số lượng tinh binh, khiến họ ít cơ hội làm bố hơn.
Những người gặp vấn đề về khả năng sinh sản thường có ngoại hình to cao, bắt mắt
Tiến sĩ James Mossman, thuộc Đại học Brown (Mỹ) đã đưa ra nhận định sau một quá trình dài quan sát những bệnh nhân nam.
“Những người đàn ông này thường uống, tiêm steroid để tăng cơ bắp hoặc thuốc chống hói đầu. Họ có ngoại hình cao, to, vạm vỡ, đẹp như một bức tượng nhưng lại không hề có tinh trùng”, tiến sĩ Mossman nói.
Steroid là hormone tổng hợp, gồm 2 loại là steroid đồng hóa và corticosteroid. Trong khi corticosteroid được dùng như thuốc chống viêm điều trị bệnh về da thì steroid đồng hóa lại thường được những người tập thể hình sử dụng để thay đổi cơ bắp.
Loại thuốc này sẽ gây một sự “đánh lừa” tuyến yên của não rằng tinh hoàn đang hoạt động quá mức. Tuyến yên từ đó sẽ phản ứng bằng cách ngừng sản xuất hai hormone FSH và LH – là những hormone chính thúc đẩy quá trình sản xuất tinh trùng. Hậu quả là càng dùng nhiều thuốc thì số lượng tinh trùng càng giảm.
Thuốc chống hói đầu lại gây rối loạn cương dương
Ngoài thuốc tăng cơ, thuốc Finasteride tác động đến cách testosterone chuyển hóa trong cơ thể, hạn chế tình trạng rụng tóc, cải thiện chứng hói đầu, nhưng có thể gây rối loạn cương dương và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phái mạnh.
Người dùng thuốc tăng cơ thì nguy cơ không có tinh trùng lên tới 90%
Theo giáo sư Allan Pacey, từ Đại học Sheffield (Anh), thì đây là một nghịch lý tiến hóa.
Thước đo thành công về mặt tiến hóa là truyền gen cho thế hệ tiếp theo. Việc giống đực làm đẹp để thu hút bạn tình vốn xuất hiện ở rất nhiều loài, và chúng đều thành công trong việc giao phối và sinh sản. Nhưng nó lại không đúng với con người.
Thuốc chống hói đầu tuy chỉ làm ảnh hưởng ít đến khả năng sinh sản nhưng dùng trong lâu dài và ngày càng nhiều người dùng gặp tình trạng vô sinh hiếm muộn. Đối với người dùng thuốc tăng cơ thì nguy cơ không có tinh trùng lên tới 90%.
Tiến sĩ Mossman và giáo sư Pacey đã bày tỏ sự lo lắng về khả năng sinh sản của phái mạnh vì hiện nay thị trường càng tràn lan các sản phẩm làm đẹp dành cho nam. Thuốc làm đẹp làm giảm khả năng có con mà ít ai chú ý đến điều này!
“Không có gì mỉa mai hơn việc đàn ông đến phòng tập thay đổi vẻ đẹp hình thể để hấp dẫn phái nữ nhưng bên trong cơ thể, khả năng đàn ông của họ đã không còn”, giáo sư Pacey phát biểu trên BBC.
Theo tuoitre.vn
Xem thêm:
- Ăn gì tốt cho tinh trùng? Top 10 thực phẩm tốt cho tinh trùng
- Sai lầm của quý ông khiến tinh trùng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản
- Sử dụng điện thoại di động gây vô sinh ở nam giới, các sóng điện thoại có thể khiến tinh trùng bị phóng xạ
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!