Các loại thuốc trị ốm nghén an toàn và hiệu quả cho mẹ bầu

Để giúp giảm các triệu chứng ốm nghén thì mẹ bầu có thể sử dụng thuôc giảm nghén, chống buồn nôn để giúp hạn chế các triệu chứng xảy ra. Lưu ý, khi bắt đầu sử dụng thuốc giảm nghén để hỗ trợ thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng và liều lượng dùng để tránh các trường hợp xấu nhất xảy ra.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thuốc chống nôn cho bà bầu là tìm kiếm của một số mẹ bầu khi ốm nghén là nỗi ám ảnh trong những tháng đầu mang thai. Tình trạng này thậm chí còn khiến bạn không ăn uống được gì và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nhiều mẹ thắc mắc bà bầu có nên dùng thuốc trị ốm nghén không? Nếu nghén ngẩm làm bạn khó chịu, hãy thử sử dụng một số loại thuốc chống nôn nghén an toàn cho bà bầu được hướng dẫn trong bài nhé!

  • Ốm nghén khi mang thai là gì?
  • Các loại thuốc chống nôn nghén an toàn cho bà bầu
  • Một số phương pháp giúp giảm ốm nghén tự nhiên

Ốm nghén khi mang thai là gì?

Ốm nghén là một hiện tượng sinh lý khiến bạn cảm thấy nôn nao khó chịu, thỉnh thoảng lại kèm theo những trận ói mửa ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Thực tế, có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua triệu chứng này. Tuy nhiên, cũng có một số thai phụ không bị buồn nôn hay kén ăn. Ngoài ốm nghén, thai phụ còn có thể gặp các triệu chứng khác như mệt mỏi hoặc buồn ngủ.

Nguyên nhân chính gây ra ốm nghén là do sự thay đổi của nội tiết tố trong thời gian mang thai. Tình trạng này thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 5 – 6 và giảm dần vào tuần thứ 12 – 16.

Cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện sau khi ăn hoặc thậm chí khi dạ dày của bạn đang trống rỗng. Không những vậy, ốm nghén còn có thể làm cho sở thích ăn uống của bạn thay đổi, kèm theo đó là sự nhạy cảm quá mức với mùi và vị thực phẩm. Nhiều người cho rằng đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể để giúp thai phụ tránh các thực phẩm có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Đó là lý do tại sao bạn không phản ứng với tất cả các mùi mà chỉ phản ứng với một số mùi rất mạnh.

Mẹ có thể xem:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các loại thuốc chống nôn nghén an toàn cho bà bầu

Các biểu hiện của ốm nghén như buồn nôn, nôn mửa sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và diễn ra thường xuyên thì sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi từ đó dẫn đến chán ăn, suy nhược cơ thể, giảm cân, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Để giúp giảm các triệu chứng ốm nghén thì mẹ bầu có thể sử dụng thuôc giảm nghén, chống buồn nôn để giúp hạn chế các triệu chứng xảy ra. Lưu ý, khi bắt đầu sử dụng thuốc giảm nghén để hỗ trợ thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng và liều lượng dùng để tránh các trường hợp xấu nhất xảy ra.

Trước tiên mẹ bầu nên thử sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà khác. Nếu không hiệu quả thì hãy sử dụng thuốc để khắc phụ tình trạng ốm nghén.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thuốc trị ốm nghén không cần kê toa

  • Vitamin B6 là rất hữu ích cho các trường hợp buồn nôn ở mức độ nhẹ đến trung bình. Phương pháp này được chấp nhận bởi Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG). Đây được coi là phương pháp điều trị chứng ốm nghén hàng đầu.
  • Thuốc kháng histamine cũng được sử dụng để điều trị buồn nôn và nôn trong thai kỳ. Cụ thể là doxylamine, một thuốc kháng histamin. Nó có thể làm cho bạn buồn ngủ, do đó cần thận trọng khi lái xe.
  • Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ cũng đề xuất kết hợp Vitamin B6 và Doxylamine như một phương pháp điều trị ban đầu cho ốm nghén. Sự kết hợp này được công nhận là an toàn và trên thị trường có duy nhất một nhãn hàng là Diclegis.
  • Các loại thuốc chống trào ngược như Zantac hoặc Pepcid đôi khi cũng có hiệu quả nếu chứng buồn nôn của bạn bị kích thích bởi các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột.

 

Thuốc trị ốm nghén kê theo toa

Các loại thuốc dưới đây là các loại thuốc điều trị nôn và buồn nôn thông thường. Nhiều loại có thể được xem xét nếu phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Các chứng cứ về mức độ an toàn cho phụ nữ có thai của các loại thuốc này rất hạn chế do đó cần cân nhắc những rủi ro và lợi ích trước khi sử dụng.

  • Metoclopramide (REGLAN)
  • Promethazin (Phenergan)
  • Prochlorperazine (Compazine)
  • Trimethobenzamide (Tigan)
  • Ondansetron (Zofran)

Một số nghiên cứu cho thấy Ondansetron (Zofran) có liên quan đến một sự gia tăng nhẹ nguy cơ dị tật vòm miệng hoặc dị tật tim trẻ sinh ra. Tuy nhiên, một trong những đánh giá của Zofran được thực hiện vào năm 2016. Kêt quả là không có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Trong khi một số nghiên cứu chỉ ra nguy cơ tổng thể là thấp. Một số chuyên gia đề nghị sử dụng Zofran chỉ khi không còn phương pháp điều trị nào khác.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết liên quan:

Một số phương pháp giúp giảm ốm nghén tự nhiên

Vitamin B6 có thể là một cách tốt để giảm ốm nghén nhưng không phải lúc nào nó cũng hữu ích. Ngoài cách này, bạn có thể thêm vào một số loại thực phẩm sau để giúp giảm buồn nôn:

  • Gừng
  • Bạc hà
  • Nước chanh
  • Phúc bồn tử
  • Chanh
  • Cam
  • Bưởi

Chứng ốm nghén sẽ tự biến mất khi bạn qua được giai đoạn đầu của thai kỳ. Nếu bạn cảm thấy lo lắng và băn khoăn về điều này, hãy nói chuyện với bác sĩ để được hỗ trợ thêm cách giảm nghén an toàn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ngocanh