Nên và không nên khi sử dụng vitamin tổng hợp và thuốc bổ trong thai kỳ

Việc bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý trong từng giai đoạn của cuộc đời là vô cùng quan trọng, nhất là trong suốt 9 tháng mang thai vì lúc này mẹ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể mà cả bào thai trong bụng nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thuốc bổ bà bầu hay vitamin tổng hợp nên dùng như thế nào để bổ sung đúng cách vi chất cần thiết cho mẹ mang thai? Có phải loại vitamin, khoáng chất hay thảo dược nào cũng đều thích hợp cho chị em mang bầu? Bạn có biết đâu là loại an toàn cho sức khỏe còn đâu là những loại nên tránh?

Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Tại sao phụ nữ nên uống bổ sung các chất dinh dưỡng khi mang thai?
  • Có nên dùng các loại thảo dược trong thai kỳ?
  • Đâu là những lựa chọn an toàn để bổ sung cho bà bầu?
  • Đâu là những loại thuốc bổ cho bà bầu nên tránh trong thai kỳ?
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ bà bầu và các loại thảo mộc trong thai kỳ

Tại sao phụ nữ nên uống bổ sung các chất dinh dưỡng khi mang thai?

Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng cao

Việc bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý trong từng giai đoạn của cuộc đời là vô cùng quan trọng, nhất là trong suốt 9 tháng mang thai vì lúc này mẹ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể mà cả bào thai trong bụng nữa.

  • Nhu cầu dinh dưỡng đa lượng (chất dinh dưỡng cần thiết với số lượng lớn) tăng đáng kể. Các chất dinh dưỡng đa lượng mẹ cần là carbohydrate, protein và chất béo. Lấy ví dụ: nhu cầu protein phụ nữ bình thường cần là 0.8g/kg cân nặng thì phụ nữ mang thai cần đến 1.1g/kg cân nặng.
  • Đồng thời nhu cầu dinh dưỡng vi lượng của cơ thể (vitamin, khoáng chất, các yếu tố vi lượng) cũng tăng, thậm chí tăng cao hơn nhu cầu dinh dưỡng đa lượng.

Mẹ đã biết chưa?

Trong khi nhiều mẹ có thể đáp ứng dinh dưỡng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và có kế hoạch rõ ràng thì vài mẹ khác lại khó đáp ứng được nhu cầu qua ăn uống. Mẹ sẽ cần đến các loại thuốc bổ bà bầu bổ sung vitamin và khoáng chất để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Thiếu hụt dinh dưỡng

  • Nếu xét nghiệm máu cho thấy cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất thì mẹ cần bổ sung thêm qua đường uống. Cần điều chỉnh sự thiếu hụt này vì 1 số chất có vai trò vô cùng quan trọng cho mẹ mang thai, ví dụ như thiếu folate thì thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Phụ nữ ăn uống thiếu chất hoặc ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng cần phải bổ sung thêm vitamin tổng hợp để tránh thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Những chị em đang tuân theo chế độ ăn nhất định như ăn chay, người không dung nạp thực phẩm, người bị dị ứng cần bổ sung thêm vitamin tổng hợp để ngăn ngừa thiếu hụt các yếu tố vi lượng.

Chứng nôn nghén

Nôn nghén ở những tháng đầu thai kỳ có thể gây ra buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng dẫn đến giảm cân và thiếu hụt dinh dưỡng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ mang đa thai

Phụ nữ mang thai nhiều hơn 1 em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vitamin tổng hợp lúc này là cực kỳ cần thiết cho cả mẹ và các em bé trong bụng.

Ngoài ra phụ nữ mang thai mắc 1 số đột biến gen như MTHFR (Methylenetetrahydrofolate reductase) – 1 gen có thể dẫn đến nồng độ folate và các vitamin khác thấp ở nữ giới. Phụ nữ mang thai có gen này cần các loại thuốc bổ sung folate dưới dạng đặc biệt thì mới có thể hấp thu được.

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai bổ sung vitamin tổng hợp và acid folic trong thai kỳ để ngăn ngừa nguy cơ thai nhi gặp phải các bất thường về phát triển như dị tật nứt đốt sống. Tùy vào tình trạng cụ thể của từng mẹ mà bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc bổ bà bầu, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất bên cạnh chế độ ăn hàng ngày.

Có nên dùng các loại thảo dược trong thai kỳ?

Bên cạnh dinh dưỡng vi lượng bổ sung bằng các loại thuốc bổ bà bầu, thuốc dưỡng thai, cung cấp vitamin tổng hợp thì thảo dược cũng khá phổ biến với các mẹ mang thai.

Một nghiên cứu tiến hành năm 2019 cho thấy 15,9% phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ sử dụng thảo dược bổ sung; tuy nhiên điều đáng nói là không phải ai cũng tiết lộ điều này cho bác sĩ (khoảng 25% người sử dụng thảo mộc không thông báo cho bác sĩ – theo 1 nghiên cứu thực hiện năm 2017).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1 số loại thảo dược là an toàn cho phụ nữ mang thai, có thể giúp giảm chứng buồn nôn hay đau bụng trong khi số khác lại có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Vì chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thảo mộc trong thai kỳ cũng như tác động của thảo mộc lên sức khỏe thai phụ và thai nhi nên phụ nữ mang thai được khuyến cáo là nên thông báo cho bác sĩ tất cả mọi thay đổi về chế độ ăn uống và thuốc bổ sung vitamin nếu có.

Đâu là những lựa chọn an toàn để bổ sung cho bà bầu?

Vitamin bầu

Vitamin bầu là vitamin tổng hợp được đặc chế để đáp ứng nhu cầu vi chất tăng cao trong thai kỳ. Mẹ có thể bổ sung vitamin trước, trong khi mang thai và cho con bú.

Việc bổ sung vitamin bầu làm giảm nguy cơ sinh non và tiền sản giật. Tiền sản giật là biến chứng cực kỳ nguy hiểm khi huyết áp mẹ bầu tăng cao và có protein trong nước tiểu.

Vì đã chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất mẹ cần nên việc bổ sung thêm thuốc bổ khác có thể là không cần thiết khi mẹ đang uống vitamin bầu, trừ khi được bác sĩ chỉ định.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Folate

Folate là vitamin nhóm B không thể thiếu trong quá trình tổng hợp DNA, sản xuất hồng cầu cũng như quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Acid folic là dạng tổng hợp của folate, có trong nhiều loại thuốc bổ. Acid folic được chuyển hóa thành dạng hoạt động của folate (L-methylfolate) trong cơ thể.

Acid folic (vitamin B9) là yếu tố đặc biệt quan trọng với sự phát triển, phân chia của tế bào, đặc biệt là hồng cầu. Acid folic có vai trò cực kỳ quan trọng với sự phát triển của thai nhi.

  • Nếu không có đủ Acid folic trong thai kỳ, mẹ sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. 
  • Mẹ thiếu acid folic cũng sẽ khiến bé sơ sinh dễ mắc các bệnh về thần kinh như bệnh nứt đốt sống, vô sọ, các bệnh tim mạch, hở hàm ếch.
  • Các chuyên gia cho biết acid folic thậm chí còn giúp phòng dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh.

Mỗi ngày phụ nữ mang thai cần bổ sung ít nhất 600 micrograms (mcg) folate hoặc acid folic để giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và các bất thường bẩm sinh như hở hàm ếch, dị tật tim bẩm sinh… Đặc biệt chị em có đột biến gen MTHFR cần uống thêm thuốc bổ có chứa L-methylfolate để đảm bảo cung cấp đủ lượng folate/acid folic cho cơ thể.

Phụ nữ trong độ tuổi mang thai cũng được khuyến cáo bổ sung ít nhất 400mcg folate/acid folic mỗi ngày. Nguyên nhân là bởi nhiều chị em không có kế hoạch mang thai nên có thể có thai bất cứ lúc nào. Dị tật thai nhi do thiếu folate có thể bắt đầu từ giai đoạn sớm của thai kỳ, trước khi chị em nhận ra mình đang mang thai.

Sắt

Nhu cầu sắt tăng cao trong thai kỳ do lượng máu tăng lên 45% trong giai đoạn này. Sắt là thành phần không thể thiếu để vận chuyển oxy trong máu, cần thiết cho quá trình phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của nhau thai và thai nhi. Thiếu máu do thiếu sắt có liên quan đến sinh non, trầm cảm ở mẹ và thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Các loại thuốc bổ cho bà bầu 3 tháng đầu nhất thiết không được thiếu sắt. Các loại vitamin hay thuốc bổ bà bầu có thể cung cấp 27mg sắt mỗi ngày. Tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định hàm lượng sắt cao hơn nếu mẹ bị thiếu sắt hay thiếu máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong trường hợp không được chỉ định, mẹ bầu không nên bổ sung quá hàm lượng sắt nói trên để tránh tác dụng phụ không mong muốn như táo bón, nôn mửa và sự tăng lên bất thường của nồng độ hemoglobin.

Vitamin D

Loại vitamin tan trong chất béo này rất quan trọng đối với hệ miễn dịch, hệ xương và cơ chế phân chia tế bào. Thiếu hụt vitamin D khi mang thai có liên quan đến rủi ro sinh mổ, tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ.

Lượng vitamin D cần thiết trong suốt thời kỳ mang thai là 600IU hay 15mcg/ngày. 1 vài chuyên gia cho rằng phụ nữ mang thai còn cần lượng vitamin D cao hơn nhiều con số trên.

Magie

Magie là khoáng chất tham gia vào hàng trăm phản ứng hóa học của cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng miễn dịch, hệ cơ và thần kinh. Thiếu magie thai kỳ làm tăng nguy cơ huyết áp mãn tính và sinh non.

Gừng

Rễ của cây gừng xưa nay vẫn được dùng làm gia vị và làm thuốc. Khi được dùng làm thuốc, củ gừng có thể chữa buồn nôn do say tàu xe/nôn nghén thai kỳ/hóa trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Củ gừng đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả khi chữa trị nôn nghén ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên trước khi sử dụng chị em cần tham khảo bác sĩ về liều lượng hợp lý.

Dầu cá

Dầu cá chứa DHA và EPA – 2 loại acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Bổ sung thêm DHA và EPA bằng đường uống trong thời gian mang thai hỗ trợ não bộ và mắt bé cũng như giảm nguy cơ sinh non.

Mẹ mang thai được khuyến khích ăn 2 – 3 khẩu phần cá ít thủy ngân như cá hồi, cá trích mỗi tuần để bổ sung thêm DHA và EPA.

Men vi sinh probiotics

Nhiều bà mẹ tương lai quan tâm đến sức khỏe đường ruột đã nhờ đến men vi sinh probiotics – những vi sinh vật sống được cho là có lợi cho hệ tiêu hóa.

Men vi sinh an toàn cho phụ nữ mang thai, không có tác dụng phụ nào ngoài nguy cơ nhiễm trùng cực kỳ thấp. Thuốc bổ sung men vi sinh cũng được chứng minh giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, trầm cảm sau sinh, bệnh chàm và viêm da ở trẻ sơ sinh.

Choline

Choline đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ trẻ, ngăn ngừa các bất thường ở não và cột sống. Mức choline được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai tối ưu là 930mg/ngày.

Các mẹ mang thai cũng nên lưu ý rằng vitamin bầu hiện nay thường không chứa choline. Chị em có thể bổ sung choline riêng biệt theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Đâu là những loại thuốc bổ bà bầu nên tránh trong thai kỳ?

Vitamin A

Các mẹ thường thấy vitamin A trong bảng thành phần của các loại vitamin bầu. Mặc dù có vai trò hỗ trợ phát triển thị lực của thai nhi cũng như hoàn thiện hệ miễn dịch, việc bổ sung quá nhiều vitamin này lại có thể gây hại.

Vitamin A hòa toan trong chất béo nên cơ thể có thể dự trữ lượng vitamin dư thừa trong gan, làm tổn thương gan, thậm chí gây ra dị tật bẩm sinh. Vậy nên ngoài vitamin bầu và thực phẩm bạn không nên bổ sung thêm vitamin A khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Vitamin E

Loại vitamin tan trong chất béo này tham gia vào chức năng miễn dịch và nhiều quá trình khác của cơ thể. Tuy nhiên việc bổ sung thêm vitamin E chưa được chứng minh là có lợi cho cả mẹ và thai nhi mà ngược lại làm tăng nguy cơ đau bụng và vỡ túi ối sớm.

Mẹ đã biết chưa?

Đương quy

Đương quy là loại thảo mộc đã phổ biến trong y học cổ truyền Trung Hoa từ hơn 1000 năm nay. Dù được dùng để điều trị nhiều bệnh như đau bụng kinh, huyết áp cao…, vẫn chưa có bằng chứng chứng minh tính hiệu quả và an toàn của loại thực vật này. Phụ nữ có thai không nên dùng đương quy vì chúng có thể kích thích các cơn co thắt tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.

Cây hải cẩu vàng goldenseal

Là loại thảo dược dùng để chữa các bệnh đường hô hấp và tiêu chảy, loại cây này có chứa berberin – chất được chứng minh là làm trầm trọng thêm hội chứng vàng da ở trẻ sơ sinh. Nó có thể dẫn đến 1 tình trạng tổn thương não hiếm gặp tên là kernicterus, thậm chí có thể gây tử vong.

1 số loại thảo mộc khác cần tránh

  • Ngải cứu
  • Ma hoàng
  • Bạch chỉ
  • Cỏ 3 lá đỏ
  • Cọ lùn
  • Cây cúc ngải
  • Thiên ma
  • Cây bạc hà băng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ bà bầu và các loại thảo mộc trong thai kỳ

  • Trước khi dùng bất cứ loại thuốc hay thuốc bổ bà bầu nào trong thai kỳ, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cũng như cung cấp liều lượng hợp lý, tránh những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra.
  • Các loại thuốc bổ nên rõ nguồn gốc xuất xứ, do nhà sản xuất uy tín cung cấp, cần đọc kỹ thành phần và hạn dùng trước khi sử dụng.
  • Không nên quá ỷ lại, lạm dụng các loại vitamin tổng hợp mà không duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh, vận động kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.

Trong suốt 9 tháng mang thai, việc duy trì sức khỏe và dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Bên cạnh việc bổ sung vitamin cần thiết để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cao hơn thì mẹ cũng nên tìm hiểu để tránh sử dụng những loại thảo mộc hay bổ sung vitamin không cần thiết, có thể gây nguy hại cho mẹ và bé.

Theo healthline

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi