Việc dị ứng với sữa và các sản phẩm từ sữa, bệnh tiểu đường đã khiến mọi người chú ý vào chế độ dinh dưỡng và các loại thực phẩm nên hạn chế ăn. Thay vào đó, những loại thực phẩm thay thế sữa, ít béo, không đường được ưu tiên tiêu thụ.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã cảnh báo một số thức ăn tưởng lành mạnh, nhưng càng ăn lại càng hại sức khoẻ như dưới đây.
1. Trái cây đóng hộp
Những quả đào hộp, vài hộp mọng nước ngọt ngào hấp dẫn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cảnh giác. Bởi trái cây vốn đã chứa lượng đường vừa đủ, ngâm thêm trong nước đường cực ngọt chỉ càng dễ gây nguy cơ tiểu đường. Tuy nhiên vẫn có một số loại trái cây đóng hộp không ngâm đường mà ngâm trong nước ép. Nhớ thận trọng xem kỹ thành phần khi mua.
2. Mỡ trừu thực vật (Shortening) làm bánh
Mỡ trừu (Shortening) là tên gọi của loại nguyên liệu làm bánh phổ biến có tác dụng làm bông, xốp bánh. Shortening được chiết xuất từ chất béo của thực vật như dầu thực vật như đậu tương hoặc dầu hạt bông, ở thể rắn như bơ. Tuy hoàn toàn là thực vật nhưng shortening lại được cảnh báo là có thể gây bệnh tim. Vì loại chất béo thực vật khi được làm rắn sẽ sản sinh thêm phân tử hydro, làm tăng cholesterol xấu, có hại cho tim mạch.
3. Kem béo thực vật ( bột kem không sữa – non dairy coffee creamer)
Đây là sản phẩm phổ biến đối với người bị dị ứng sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Nhưng chất kem béo này, dù dạng bột hay lỏng đều có chứa lượng fructose cao, gây hại gan, tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Kem béo có thể được thay bằng bột kem từ sữa hạnh nhân, hạt điều, dừa để tốt hơn cho sức khoẻ
4. Nước ngọt có gas không đường (diet soda)
Đa số các loại nước ngọt có gas không đường dành cho người ăn kiêng (diet soda, diet coke) đều chứa hàm lượng lớn chất tạo ngọt, hay đường nhân tạo. Và loại đường này luôn được cảnh báo là còn nguy hiểm với cơ thể hơn cả đường thông thường, nên hạn chế ăn. Không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hoá, đường nhân tạo còn bị nghi ngờ là gây ra ung thư.
5. Bơ đậu phộng ít béo
Thật ra chất béo trong các loại đậu và hạt đa số là tốt cho cơ thể vì chúng là chất béo không bão hoà. Nếu giảm bớt lượng chất béo tự nhiên này và thay vào đó là đường độn và phụ gia tạo vị béo sẽ hại cơ thể vô cùng.
6. Mì gói ăn liền
Tất cả những món đầy tinh bột với chữ “ăn liền” đều thuộc loại thực phẩm nên ăn hạn chế, nếu không muốn nói là phải cực kỳ hạn chế. Mì ăn liền chứa nhiều tinh bột, và đặc biệt nhiều muối, không tốt cho tim mạch. Gói gia vị còn chứa nhiều bột ngọt, được xem là chất gây nghiện, tạo cảm giác thèm ăn.
7. Nước tăng lực
Có thể có tác dụng tăng nguồn năng lượng thức thời như quảng cáo, nhưng nước tăng lực tại chứa nhiều chất độc hại. Lượng đường cực nhiều và hương liệu được sử dụng trong nước tăng lực có thể gây tiểu đường, viêm nhiễm.
8. Cơm trắng
Nghe có vẻ nghịch lý nhưng món chính của tất cả các bữa ăn Việt Nam và phần đông châu Á lại được khuyên phải hạn chế ăn. Lý do là gạo trắng đã qua quá trình chế biến từ gạo nguyên gốc không hề tốt cho sức khoẻ. Gạo trắng còn chứa nhiều đường, có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Nên thay thế bằng gạo nguyên cám (gạo lức).
9. Trà đường đóng chai
Ai cùng biết trà rất tốt cho sức khoẻ, nhưng khi được đóng chai và thêm đường cũng như hương vị lại biến lợi thành hại ngay lập tức. Để có mùi vị thơm ngon, các chai trà ngọt chứa cực kỳ nhiều đường có thể gây ra bệnh tim và tiểu đường nếu dùng thường xuyên.
10. Đường ăn kiêng
Chất tạo ngọt hay đường ăn kiêng là chất thay thế tuyệt vời cho những ai muốn giảm cân hay có nguy cơ tiểu đường. Nhưng từ lâu, tác hại của loại chất hoá học này đã được cảnh báo là có thể gây hại hơn cả đường thường.
11. Nước cocktail trái cây
Nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là nước ép trái cây đầy dinh dưỡng. Nhưng thực tế, các chuyên gia đã chỉ ra, những loại cocktail trái cây có đầy chất ngọt và đường vượt quá mức cần thiết cho cơ thể.
12. Bánh donuts
Những hộp bánh vòng ngon lành với lớp đường bột áo bên ngoài trong những chiếc hộp trong siêu thị khiến bạn muốn ăn ngay. Nhưng donuts được làm từ nhiều bột và đường, chiên giòn với chất béo bão hoà. Chất béo, ngọt trong loại bánh chiên này có thể làm tăng cholesterol có hại, tiểu đường.
13. Bắp rang bơ
Những túi bắp rang bán sẵn trong siêu thị với đủ loại hương vị trông có vẻ thật ngon lành và tiện dụng. Nhưng hương liệu nhân tạo và bơ tạo nên các loại mùi vị khác nhau đó lại chứa đầy hoá chất. Tốt nhất là bạn nên tự làm tại nhà, cũng không khó khăn lắm đâu.
14. Xúc xích Ý (Salami)
Loại xúc xích hấp dẫn này thường được kẹp vào sandwich vì tính tiện dụng và ngon lành của nó. Nhưng salami chứa nhiều mỡ béo và muối. Các loại chất này cực kỳ có hại cho cơ thể khi làm tăng huyết áp, gây ra bệnh tim, viêm nhiễm.
15. Gạo nấu sẵn
Loại gạo rang sẵn và có thể dễ dàng nấu bằng cách bỏ vào lò vi sóng nghe có vẻ cực kỳ tiện dụng. Nhưng chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo đây là loại thực phẩm nên hạn chế ăn. Bởi loại gạo nấu sẵn này, để giữ được lâu và tạo hương vị thơm ngon, thường được thêm rất nhiều sodium. Vượt quá lượng muối cần thiết. Độ ngon của gạo này còn khiến ăn không kiểm soát, gây đầy hơi, nặng bụng, phù nề.
Tóm lại, một khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng với đa dạng rau củ quả, thịt và chất béo tự nhiên vừa đủ sẽ tốt nhất cho cơ thể. Dù loại thực phẩm thay thế có nghe lành mạnh đến đâu thì cũng không tốt nếu là nhân tạo và đã qua quá trình chế biến công nghiệp.
Xem thêm:
- LỢI ÍCH CỦA BƠ – Siêu phẩm cho bé từ khi chập chững ăn dặm
- Sau sinh có được ăn nho không và mẹ nên ăn nho nào thì tốt cho bé?
- Dị ứng thức ăn ở trẻ và cách xử trí