Mẹ bổ, con khỏe – 10 siêu thực phẩm giúp cân nặng thai nhi tăng tốc vào cuối thai kỳ

Trong 3 tháng cuối, trung bình mỗi tuần bé có thể tăng từ 200-300 gr. Vì thế đây có thể được xem là giai đoạn bứt phá về cân nặng của con để bé sẵn sàng với thế giới bên ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối cần tiếp tục đa dạng về nhóm chất và tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein, chất béo có lợi và các vitamin, khoáng chất có lợi cho thai nhi. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Cân nặng của thai nhi thay đổi như thế nào vào 3 tháng cuối?
  • 10 siêu thực phẩm dành cho thực đơn khi mang thai của mẹ bầu 3 tháng cuối

Cân nặng của thai nhi thay đổi như thế nào vào 3 tháng cuối?

Một thai nhi chào đời khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng thường nặng trung bình từ 2,7-3,5kg và dài tầm 51cm. Trong 3 tháng cuối, trung bình mỗi tuần bé có thể tăng từ 200-300 gr. Vì thế đây có thể được xem là giai đoạn bứt phá về cân nặng của con để bé sẵn sàng với thế giới bên ngoài. Thực đơn bà bầu 3 tháng cuối là điều cần được quan tâm để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con.

Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ cần chú ý theo dõi mức tăng trưởng cân nặng của con sau mỗi lần đi khám thai để đảm bảo bé đang phát triển tốt về thể chất.

Mặc dù cân nặng của thai nhi là vấn đề quan trọng hàng đầu nhưng mẹ cũng đừng quên chăm lo tinh thần, nghỉ ngơi thoải mái và thư giãn. Stress và lo lắng, mất ngủ sẽ càng ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi. Do đó, mẹ cần có một tâm thế ổn định, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ này.

3 tháng cuối là thời điểm tăng tốc cân nặng của thai nhi (Nguồn ảnh: iStock)

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bảng kích thước và cân nặng của thai nhi vào 3 tháng cuối dành cho mẹ tham khảo

Tuần thứ 28 37.6 cm 1005 g
Tuần thứ 29 38.6 cm 1153 g
Tuần thứ 30 39.9 cm 1319 g
Tuần thứ 31 41.1 cm 1502 g
Tuần thứ 32 42.4 cm 1702 g
Tuần thứ 33 43.7 cm 1918 g
Tuần thứ 34 45 cm 2146 g
Tuần thứ 35 46.2 cm 2383 g
Tuần thứ 36 47.4 cm 2622 g
Tuần thứ 37 48.6 cm 2859 g
Tuần thứ 38 49.8 cm 3083 g
Tuần thứ 39 50.7 cm 3288 g
Tuần thứ 40 51.2 cm 3462 g

Ngoài việc luôn đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày của mình có đủ 4 nhóm chất cần thiết là chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất thì vào 3 tháng cuối, mẹ cũng nên bổ sung thêm một số thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp thai nhi hấp thụ tốt hơn, nhờ đó mà tăng cân đạt chuẩn đến ngày chào đời.

10 siêu thực phẩm dành cho thực đơn khi mang thai của mẹ bầu 3 tháng cuối

1. Khoai lang

Cùng với tinh bột, khoai lang chứa nhiều xơ tiêu hóa, vitamin A, vitamin C và vitamin B6. Trong số các loại rau củ quả thì khoai langđược xem loại thức ăn đứng đầu về hàm lượng dinh dưỡng so với các loại khác.

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý khi chế biến khoai lang thì hấp và luộc là 2 cách tốt nhất để giữ lại được lượng dinh dưỡng tối đa đối với loại thực phẩm này. Mẹ có thể bổ sung món khoai vào bữa sáng cho bà bầu 3 tháng cuối.

2. Trứng

Các loại trứng, đặc biệt là trứng gà rất giàu protein, kẽm, sắt và folic. Đây là một trong những thực phẩm hàng đầu mà mẹ bầu được khuyến khích ăn thường xuyên trong suốt quá trình mang thai.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ nên ăn trứng chín hoàn toàn (Nguồn ảnh: iStock)

Mẹ bầu nên ăn trứng thế nào:

Có thể chọn ăn trứng gà, trứng vịt lộn đều được. Có điều mẹ bầu cũng nên lưu ý:

– Ăn trứng chín hoàn toàn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Trung bình một tuần chỉ nên ăn từ 3-4 quả là đủ.

3. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Thực đơn 3 tháng cuối vào con không vào mẹ không nên bỏ qua sữa tươi. Đây là một trong những loại đồ uống giàu canxi và các vitamin cần thiết cho thai nhi cũng như mẹ bầu. Sữa tươi không đường sẽ vừa có hàm lượng chất béo vừa phải, không quá ngấy và dễ uống hơn so với sữa bầu. Mẹ cần chú ý chọn sữa tươi không đường tiệt trùng sẽ an toàn hơn cho mẹ và bé.

Ngoài sữa bò tươi, sữa đậu nành hoặc các loại sữa hạt (sữa ngô, sữa hạnh nhân, v.v.) cũng đều cung cấp nguồn protein và canxi cao cho mẹ bầu.

Các chế phẩm từ sữa như sữa chua không đường cũng giúp thai nhi tăng cân tốt vào các tháng cuối.

BSCK I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park hướng dẫn cách xử lý nếu mẹ uống sữa bị đầy hơi:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thay đổi cách uống sữa: Uống lượng vừa phải, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn 2 tiếng.
  • Sinh hoạt khoa học: Ngủ đúng giờ, làm vừa sức, ăn đúng và đủ bữa, sau khi ăn hoặc uống sữa đừng đi nằm ngay
  • Vận động hợp lý: Đi dạo khoảng 45-60 phút mỗi ngày để hệ tiêu hóa cũng như cơ thể luôn khỏe mạnh.

4. Thịt bò

Một trong những nguồn protein dồi dào cho mẹ bầu vào cuối thai kỳ. Trong 100g thịt bò có chứa tới gần 40 đạm. Vì vậy nếu vào 3 tháng cuối mẹ chịu khó bổ sung loại thịt này vào thực đơn khi mang thai thì sẽ giúp cho cân nặng thai nhi tăng tốc nhanh hơn.

Mẹ bầu có thể ăn gì với thịt bò?

Thịt bò xào thập cẩm, phở bò, mỳ bò, canh thịt bò nấu khoai tây cà rốt, thịt bò hầm đều là các món ngon dành cho mẹ.

5. Cá

Trong cá có chứa một hàm lượng lớn Omega 3 DHA và EPA, vốn là các chất khó tìm thấy ở nhóm thực phẩm khác. Omega là chất rất cần thiết cho phát triển trí não của thai nhi. Không những vậy còn giúp bé tóc tốt, lông mày rậm và da dẻ trắng trẻo, hồng hào.

Một số nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng phụ nữ ăn cá (với một lượng thích hợp) khi mang thai thì con sinh ra sẽ nhanh nhẹn, các mốc phát triển tốt hơn so với thai nhi của người mẹ hầu như không có các món cá trong chế độ dinh dưỡng vào thai kỳ.

Mẹ bầu nên ăn cá gì vào 3 tháng cuối:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cá chép, cá cơm, cá bống, cá hồi được xem là những loại cá an toàn và cung cấp nhiều dưỡng chất tốt nhất cho thai nhi ở thời điểm này.

6. Tôm, cua đồng

Khác với các loại tôm, cá to khi ăn phải bỏ xương, tôm, cá nhỏ ăn được hết hoàn toàn sẽ cung cấp nhiều canxi hơn. Không những vậy, tôm cá nhỏ còn chứa nhiều protein và chất béo DHA, rất tốt cho phát triển thể chất và trí não của thai nhi.

Gợi ý món ăn với tôm cá nhỏ cho mẹ bầu:

  • Canh tôm nấu bầu.
  • Mướp nấu cua đồng.
  • Cá mòi kho tương.
  • Tôm đồng rang với chút thịt mỡ và tiêu.
  • Cá bống kho khế với thịt ba chỉ.

7. Đậu

Các loại quả đậu như đậu đỏ, đậu trắng, đậu cove, đậu đũa, … vừa giàu chất xơ lại chứa một hàm lượng protein cao không kém gì thịt. Mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn khi mang thai 3 tháng cuối các món ăn có đậu.

Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu:

– Đậu đũa xào thịt bò

– Canh đậu hầm xương

– Súp đậu

Mẹ đã biết chưa?

8. Mía

Trong mía có chứa tất cả hơn 30 loại axit hữu cơ, protein, chất béo, carbohydrate và các khoáng chất tự nhiên vô cùng tốt cho cơ thể con người. Đặc biệt hơn 70% lượng đường tự nhiên trong nước mía là nguồn năng lượng tuyệt vời.

Nếu uống nước mía thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng ốm nghén, táo bón và cung cấp lượng dinh dưỡng rất tốt cho thai nhi, đặc biệt là 3 tháng cuối.

Mẹ bầu nên ăn mía thế nào?

Ăn mía tươi hay uống nước mía đều tốt cho mẹ bầu. Tuy vậy, trong mía có chứa một hàm lượng đường khá cao nên mẹ bầu chỉ cần ăn/uống tầm 3 lần một tuần là đủ.

Thời gian tốt nhất trong ngày để uống nước mía: Nước mía có tính hàn làm lạnh bụng, mẹ cần chú ý thời gian uống để tránh gây khó chịu. Mẹ nên hạn chế uống nước mía vào sáng sớm và buổi tối sẽ ảnh hưởng dạ dày và hệ tiêu hóa. Hãy uống nước mía để giải khát trong buổi trưa nắng hoặc buổi xế chiều để bù nước sau khi ngủ dậy.

Không bảo quản nước mía trong tủ lạnh: Hãy uống nước mía khi vừa chế biến xong. Nếu để tủ lạnh thì lượng đường cao trong mía khi ở nhiệt độ thấp dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

9. Nước dừa

Nước dừa có một thành phần dinh dưỡng đa dạng gồm nước, protein, đường, sắt, photpho, natri, vitamin C, B1, B2, B3, B6, chất xơ, canxi, magiê, kali, kẽm, folate.

Thường xuyên uống nước dừa vào 3 tháng cuối sẽ giúp mẹ không lo bị thiếu ối, thai nhi tăng cân tốt đồng thời mẹ bầu cũng cảm thấy khỏe khoắn hơn.

Nước dừa giúp mẹ bổ sung nước ối hiệu quả (Nguồn ảnh: iStock)

10. Các loại hạt

Các loại hạt có nhiều chất béo lành mạnh bao gồm omega 3, chất xơ, đạm, magiê và nhiều vitamin và khoáng chất. Các nghiên cứu cho thấy rằng những món ăn với hàm lượng magiê cao có thể giúp làm giảm nguy cơ sinh non.

Mẹ bầu có thể ăn hạt gì?

Hạt bí, hạt hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương đều có thể trở thành món ăn vặt giàu dinh dưỡng cho thai nhi.

Ngoài 10 thực phẩm giàu dinh dưỡng trên, mẹ bầu đừng quên nghỉ ngơi thật nhiều, ăn uống đa dạng, bổ sung các vitamin tổng hợp theo đơn kê của bác sĩ sẽ giúp cho mẹ có một thực đơn khi mang thai chuẩn khoa học.

Theo theAsianparent Singapore, Mẹ bầu uống sữa bị đầy hơi phải làm sao? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương