Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng gồm những gì?

Trẻ 5 tháng tuổi sẽ tiếp tục tăng trưởng vô cùng nhanh chóng, và bên cạnh sữa mẹ, trẻ sắp được khám phá một loại thức ăn hoàn toàn mới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng được nhiều mẹ tìm kiếm, tuy nhiên mẹ có biết bé nên tập ăn dặm ở thời điểm này hay chưa?

Đây là những nội dung trong bài viết này:

  • Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa?
  • Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng
  • Các món cháo ăn dặm cho bé
  • Nguyên tắc lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé

Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa?

Theo khuyến cáo từ tổ chức y tế thế giới WHO và nhiều bác sĩ nhi khoa, trẻ đủ 6 tháng tuổi mới nên cho ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã dần được hoàn thiện.

Trẻ cũng cần làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, đặc biệt khi mẹ chuẩn bị quay trở lại làm việc sau khoảng thời gian dài nghỉ chế độ thai sản. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, học ăn thô cũng đánh dấu mốc phát triển quan trọng của trẻ.

Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có thể ăn dặm khi 5 tháng tuổi nhưng mẹ nên hỏi ý kiến của các bác sĩ nhi khoa trước khi cho con ăn dặm ở độ tuổi này.

Có thể bạn chưa biết ===>

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng

Đây là thời điểm bé vừa bắt đầu ăn dặm. Do đó, điều quan trọng nhất là mẹ cần tạo được sự thích thú của bé với các món ăn, không nên ép bé. Thực đơn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu
  • Duy trì 1–2 bữa ăn dặm/ngày, bắt đầu từ bột ngọt đến bột mặn, từ loãng đến đặc, cho bé ăn từ ít đến nhiều
  • Cẩn thận với lòng trắng trứng và một số hải sản có vỏ cứng
  • Bữa ăn phụ, tráng miệng nên là trái cây mềm, sữa chua…

Một vài món mẹ có thể tham khảo như:

Bột ngọt:

  • Bột gạo ngô sữa
  • Bột đu đủ, lê
  • Bột khoai tây, cà rốt
  • Bột sữa bí đỏ
  • Bột khoai lang

Bột mặn:

  • Súp thịt gà, cà rốt
  • Bột gạo, cá, rau dền
  • Bột gạo thịt lợn, cà rốt
  • Bột tôm rau mồng tơi
  • Khoai tây, bông cải, sữa
  • Bột trứng

Các món cháo ăn dặm cho bé

Bên cạnh các loại bột ăn dặm, mẹ có thể nấu thêm món cháo ăn dặm cho bé như sau:

Cháo óc heo bí đỏ rắc ruốc tôm trộn hạt chia

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Gạo

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Bí đỏ

– Óc heo

– Ruốc tôm

– Hạt chia

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực hiện:

  • Bước 1: Ninh nhừ gạo cùng bí đỏ.
  • Bước 2: Óc heo hấp cùng sả.
  • Bước 3: Cháo chín đem rây, xay hoặc không tuỳ vào độ ăn thô từng bé.
  • Bước 4: Cho thành phẩm vào một bát nhỏ, sau đấy cho óc heo vào (nếu óc heo hấp mềm thì không cần xay). Rắc ruốc tôm và hạt chia lên trên.

Cháo cá hồi hấp gừng cà chua

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Gạo

– Cá hồi

– Cà chua

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực hiện:

  • Bước 1: Ninh nhừ gạo.
  • Bước 2: Cá hồi hấp cùng gừng hoặc có thể ngâm vào sữa tươi không đường để bớt mùi tanh.
  • Bước 3: Cà chua thái hạt lựu. Khi cháo chín nhừ thì cho cà chua vào ninh thêm 10 phút.
  • Bước 4: Cá hồi hấp chín băm nhuyễn và cho vào nồi cháo ninh thêm 2 phút, sau đó tắt bếp.

Cháo thập cẩm bí xanh phô mai

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Cà rốt

– Bí đỏ

– Bí xanh thái hạt lựu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Phô-mai Belcube

– Hạt kỷ tử

Thực hiện:

  • Bước 1: Ninh nhừ gạo, đồng thời thái hạt lựu các loại củ, quả và đem hấp (hoặc có thể ninh chung cùng cháo cho mềm).
  • Bước 2: Quả bí xanh nhỏ bỏ ruột và đem hấp khoảng 20 phút. Khi cháo và các loại rau củ chín thì đem rây hoặc có thể đem xay, sau đó cho vào quả bí và hấp thêm 5 phút.
  • Bước 3: Cho thêm hạt kỷ tử và phô-mai vào món ăn.

Cháo ếch mồng tơi

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Gạo

– Rau mồng tơi

– Thịt ếch

Thực hiện:

  • Bước 1: Ninh nhừ gạo.
  • Bước 2: Tách lấy thịt ếch đem xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.
  • Bước 3: Rau mồng tơi lấy phần lá non rửa sạch đem xay.
  • Bước 4: Sau khi gạo đã chín nhừ thì cho thịt ếch vào ninh thêm 5-10 phút, sau đó cho rau mồng tơi vào ninh thêm khoảng 5 phút.

Lưu ý: tuỳ vào độ ăn thô của bé mà mẹ có thể ray, xay hoặc không.

Có thể bạn chưa biết ===>

Cháo sườn non đậu ngự cà rốt trộn phô mai

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Gạo

– Sườn non

– Đậu ngự (ngâm qua đêm bóc vỏ)

– Cà rốt

Thực hiện:

  • Bước 1: Ninh nhừ gạo cùng sườn non và đậu ngự..
  • Bước 2: Lấy phần thịt của sườn non băm nhuyễn sau đó cho ngược lại vào cháo

Lưu ý: có thể đem ray, xay hoặc không tuỳ vào độ ăn thô của từng bé.

Cháo cá thu bắp cải hạt quinoa trộn men dinh dưỡng

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Gạo

– Cá thu

– Bắp cải

– Hạt quinoa (ngâm qua đêm hoặc ngâm khoảng 2-4h)

Thực hiện:

  • Bước 1: Gạo ninh nhừ cùng hạt quinoa, bắp cải thái nhỏ.
  • Bước 2: Hấp cá thu cùng gừng để khử bớt mùi tanh của cá.
  • Bước 3: Khi gạo đã chín thì cho bắp cải vào ninh khoảng 5-10 phút.
  • Bước 4: Băm nhuyễn cá thu và cho tiếp vào ninh thêm 5 phút. Rắc thêm men dinh dưỡng vào để cháo có vị đậm đà.

Nguyên tắc lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé

Mặc dù không phải tuân thủ quá nhiều nguyên tắc nhưng để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống, bố mẹ cũng cần tuân thủ một vài nguyên tắc sau:

  • Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng bắt đầu từ bột ngọt đến bột mặn, cháo sau đó là cơm nát đến khi bé ăn được cơm mềm.
  • Vẫn duy trì cho bé bú sữa mẹ cho đến lúc bé cai (tầm 9–12 tháng tuổi)
  • Các món ăn dặm được nấu từ loãng đến đặc, cho bé ăn từ ít đến nhiều
  • Không thêm gia vị vào thức ăn của bé trước 9,10 tháng tuổi
  • Khi bé quen được với bột mặn, mỗi món ăn cần bổ sung đủ 4 nhóm chất gồm đạm, tinh bột, chất béo và chất xơ.
  • Không cho bé ăn lòng trắng, mật ong, một số hải sản có vỏ cứng như sò, trai vì dễ gây kích ứng
  • Nên dạy bé tập trung vào thức ăn, tránh sử dụng điện thoại, xem phim hoặc cho ăn dong.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hieu