Tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dưới đây để con được ăn ngon và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể các mẹ nhé!
Bé 7 tháng tuổi vẫn đang trong giai đoạn làm quen với thức ăn dạng sệt. Tuy nhiên, bé đã bắt đầu biết nhận thức về mùi vị của các loại thức ăn khác nhau và có sở thích về món ăn nhất định.
Vì vậy, khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, ngoài việc chú ý đến thành phần dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, mẹ cần chú ý về mùi vị, hương thơm và màu sắc bắt mắt để bé ăn được nhiều và ngon miệng hơn.
Một số món ăn dặm phổ biến cho bé 7 tháng tuổi
Cháo/Bột
Cháo hay bột ăn dặm làm từ ngũ cốc, đậu và các loại hạt là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho bé 7 tháng tuổi. Bạn có thể hấp chín mềm thành bột các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, lúa mạch,… hoặc nấu thành hỗn hợp cháo thật lỏng (theo tỉ lệ 10g gạo với 70ml nước).
Hãy kết hợp nấu cháo với các nguyên liệu như thịt, cá, tôm, rau củ,… và thường xuyên thay đổi cách chế biến để đa dạng bữa ăn và làm phong phú khẩu vị của bé.
Mời mẹ tham khảo cách chế biến một số món ăn dặm phổ biến cho bé dưới đây:
Bột thịt heo rau củ
Nguyên liệu: Bột hoặc cháo, thịt heo, bí đỏ, cà rốt, khoai tây, cải xanh, dầu ăn loại tốt dành riêng cho bé.
Cách làm:
- Hấp chín cải xanh, khoai tây, bí đỏ, cà rốt sau đó xay nhuyễn.
- Nấu thịt heo với lửa nhỏ, sau khi thịt chín thì tắt bếp, đem xay nhuyễn.
- Cho bột hoặc cháo với hỗn hợp thịt lợn, bí đỏ, khoai tây, cà rốt, vào nồi đun nhỏ lửa, sau đó cho thêm rau vào trộn đều đến khi cháo sôi thì tắt bếp.
- Cho 1 chút dầu ăn vào cháo rồi trộn đều, nhắc xuống để nguội bớt rồi cho bé ăn.
Cháo thịt bò
Nguyên liệu: Cháo trắng, thịt bò, ớt chuông xanh, đỏ, ngô bao tử, hành tây, dầu oliu, phô mai, nấm rơm.
Cách làm:
- Rửa sạch thịt bò rồi cắt lát mỏng.
- Ớt chuông, hành tây, ngô, nấm rơm rửa sạch cắt nhỏ.
- Bật lửa vừa, xào thịt bò với dầu ô liu, sau đó cho ngô bao tử, ớt chuông, nấm rơm và hành tây vào xào chung cho đến khi chín.
- Đun sôi cháo rồi cho hỗn hợp đã xào vào đảo đều, có thể cho thêm phô mai vào để cháo thơm hơn.
- Tắt bếp, đem cháo xay nhuyễn, đợi nguội rồi cho bé ăn.
Trái cây nghiền
Ngoài các món cháo hay bột ăn dặm từ thịt và rau củ, mẹ nên chế biến thêm món ăn dặm từ trái cây nghiền để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho bé.
Phần trái cây nghiền nhỏ nhỏ với các loại hoa quả như táo, đu đủ, chuối, dưa hấu, bơ,… là bữa ăn nhẹ lý tưởng trong ngày để bé đổi vị. Mẹ chỉ cần lấy phần thịt của quả trộn chung với sữa, đem xay nhuyễn là có thể cho bé thưởng thức.
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Dưới đây là một số mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, mẹ có thể linh động thay thế các món ăn với mức dinh dưỡng tương tự để bé không bị ngán.
Ngày 1
- 6h: Bú sữa
- 8h: Ăn dặm với bột thịt lợn rau củ
- 11h: Bú sữa và 1/4 quả chuối nghiền
- 14h: Nước cam
- 16h: Ăn dặm với cháo đậu xanh bí đỏ
- 20h: Bú sữa theo nhu cầu
Ngày 2
- 6h: Bú sữa
- 8h: Ăn dặm với bột gạo lức trộn sữa
- 11h: Bú sữa hoặc 50g đu đủ nghiền
- 14h: Nước ép dưa hấu
- 16h: Ăn dặm với cháo thịt gà bí xanh
- 20h: Bú sữa theo nhu cầu
Ngày 3
- 6h: Bú sữa
- 8h: Ăn dặm với cháo cà rốt đậu hà lan
- 11h: Bú sữa hoặc 1/4 bơ nghiền
- 14h: Nước bưởi ép
- 16h: Ăn dặm với cháo hạt sen cá thóc
- 20h: Bú sữa theo nhu cầu
Một số lưu ý khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
Để xây dựng chế độ ăn dặm khoa học và an toàn cho bé 7 tháng, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Bên cạnh những bữa ăn dặm, mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài (khoảng 600-700ml/24h). Không nên cai sữa cho bé ngay lập tức mà phải giảm từ từ.
- Không nêm cho gia vị vào thức ăn để bảo vệ thận của bé.
- Đừng quên nhóm chất béo khi chế biến món ăn cho bé.
- Cho bé ăn đúng giờ
- Xây dựng một nơi dành riêng cho việc ăn để thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh
- Tạo hứng thú cho bé khi ăn
- Kiểm tra kỹ độ nóng của thức ăn trước khi cho bé ăn
- Để ý xem bé có dị ứng với loại thức ăn nào không
- Không nên nóng vội mà ép bé ăn quá quá nhiều
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các món ăn của bé
Vừa rồi là gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi và những lưu ý mẹ cần biết khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm. Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ bỏ túi cho mình được những món ăn thật ngon và đủ dinh dưỡng cho bé yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh.
Xem thêm:
- Ăn dặm: Những gì bé có thể và không thể ăn trong độ tuổi ăn dặm?
- Ăn dặm kiểu Nhật – kinh nghiệm truyền tay của các mẹ!
- 7 trái cây cực tốt cho bé ăn dặm mẹ đừng bỏ qua