Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm từ A - Z dành cho người hiếm muộn

Tin tốt cho những phụ nữ đã ngoài 40 người đang tìm kiếm thụ tinh IVF.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với những cặp đôi hiếm muộn thì một đứa con quý giá hơn bất kỳ điều gì. Hãy cùng tìm hiểu quy trình thụ tinh trong ống nghiệm từ A - Z ngay dưới đây nhé!

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Phương pháp thụ thai trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF) là kỹ thuật điều trị vô sinh, hiếm muộn, trong đó trứng và tinh trùng sẽ được thụ tinh với nhau trong môi trường ống nghiệm. Sau khi phôi được hình thành vào ngày 2.3 hoặc 5 sẽ được lựa chọn chuyển vào buồng tử cung của người phụ nữ.

Những trường hợp chống chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm

  • Người mẹ trên 40 tuổi.
  • Mẹ bị tắc 2 vòi trứng.
  • Dự trữ buồng trứng giảm hoặc suy buồng trứng.
  • Bố có tinh trùng ít, yếu, dị dạng nhiều (không đủ điều kiện để bơm tinh trùng vào tử cung).
  • Bố không có tinh trùng, phải lấy tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn.
  • Bơm tinh trùng thất bại nhiều lần.

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

Nắm rõ các thông tin về quy trình làm IVF sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm làm IVF thành công. Cùng theo dõi quy trình làm IVF sau đây:

1. Hoàn tất hồ sơ thụ tinh trong ống nghiệm

Phần hành chính:

  • Cam kết TTTON.
  • Chứng minh thư nhân dân bản sao kèm theo bản chính để đối chứng.
  • Giấy kết hôn bản sao kèm theo bản chính để đối chứng.

Phần chuyên môn:

2. Làm các xét nghiệm và khám sức khoẻ của cả hai vợ chồng

Kinh nghiệm làm IVF thành công

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với người vợ

  • Xét nghiệm nội tiết: định lượng nồng độ hormon sinh dục (estrogen, progesterone,...) hormon hướng sinh dục (LH, FSH). Các xét nghiệm này nhằm đánh giá tình trạng hoạt động của trục Dưới Đồi – Tuyến Yên – Buồng trứng và dự trữ buồng trứng của vợ (AMH, FSH, LS).
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục: người vợ sẽ được lấy máu làm các xét nghiệm kiểm tra xem có hay không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, HIV, viêm gan B và lấy dịch âm đạo để xét nghiệm Chlamydia,...
  • Siêu âm phụ khoa: nhằm phát hiện ra các bất thường về phụ khoa nếu có như u nang buồng trứng, u xơ tử cung hay các bất thường bẩm sinh của đường sinh dục nữ hoặc buồng trứng đa nang,... Đồng thời qua siêu âm bác sĩ sẽ tiến hành đếm nang noãn cơ bản trên buồng trứng vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh.

Đối với người chồng

  • Xét nghiệm tinh dịch: đây là xét nghiệm nhằm kiểm tra chất lượng tinh dịch của người chồng, đánh giá số lượng tinh trùng ít hay nhiều, tinh trùng có di động tốt hay không, tinh trùng có bất thường hay không.

Trong trường hợp nếu người chồng không có tinh trùng, sẽ phải tiến hành làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt khác như là xét nghiệm hormon sinh dục, siêu âm tinh hoàn,...

  • Các xét nghiệm khác: người chồng cũng được lấy máu làm các xét nghiệm kiểm tra xem có mắc các bệnh lây qua đường tình dục hay không như: HIV, viêm gan B, giang mai,...

3. Kích thích buồng trứng

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

Người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục mỗi ngày, trong khoảng 9-12 ngày. Trong thời gian tiêm thuốc, người vợ sẽ được hẹn đi siêu âm và xét nghiệm máu để theo dõi sự phát triển của nang noãn.

Khi nang noãn đạt kích thước như yêu cầu, người vợ sẽ được tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành (còn gọi là mũi kích rụng trứng). Mũi thuốc này cần phải tiêm đúng giờ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Chọc hút trứng và lấy tinh trùng

Khi trứng đạt yêu cầu, việc chọc hút sẽ được tiến hành qua đường âm đạo vào khoảng 36 giờ sau mũi tiêm thuốc cuối cùng. Mỗi ca chọc hút trứng kéo dài 10-15 phút, và người vợ sẽ được gây mê nên không gặp đau đớn.

Sau khi đã chọc hút trứng, người vợ sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe tại bệnh viện trong 2-3 giờ. Bạn có thể tham khảo thêm các lưu ý khi chọc hút trứng.

Các bác sĩ tiến hành kiểm tra, tách trứng và dịch nang dưới kính hiển vi.

Cùng lúc đó, người chồng lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi hoặc được thông báo lấy mẫu tinh trùng đông lạnh (nếu đã được trữ đông trước đó).

5. Thụ tinh trong ống nghiệm

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiếp theo, trứng và tinh trùng được chuyển đến phòng labo để thực hiện thụ tinh và tạo phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy bên ngoài 2-5 ngày. Trong lúc này, người vợ sẽ được dùng thuốc đường uống và đặt âm đạo để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi.

Có 2 khả năng là chuyển phôi tươi (thực hiện ngay sau khi tạo phôi) và chuyển phôi trữ (người vợ không đủ điều kiện sức khỏe, phôi sau khi tạo sẽ được trữ đông để chuyển phôi vào chu kỳ tiếp theo).

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vì lý do cá nhân hay chuyên môn mà toàn bộ số phôi thu được vẫn sẽ được trữ đông. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ cho người vợ sử dụng thuốc đường uống và đặt âm đạo nhằm chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi.

6. Chuyển phôi vào buồng tử cung

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

Vợ chồng sẽ được thông báo về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Sau đó, số lượng phôi chuyển vào buồng tử cung, số phôi dư có thể trữ đông sẽ được thống nhất giữa 2 vợ chồng và bác sĩ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu niêm mạc tử cung đủ độ dày cần thiết, chất lượng tốt, thuận lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi sau khi đặt vào buồng tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện chuyển phôi. Sau đó, người vợ cần nằm nghỉ 2-4 giờ tại bệnh viện. Suốt 2 tuần sau chuyển phôi, người vợ tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết và sinh hoạt cũng như nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Trong trường hợp chuyển phôi trữ, người vợ sẽ được siêu âm và dùng thuốc để theo dõi niêm mạc trong vòng từ 14-18 ngày bắt đầu từ ngày thứ 2 của chu kỳ kinh tiếp theo, sau đó bác sĩ sẽ chọn thời điểm phù hợp để chuyển phôi trữ.

7. Thử thai sau khi chuyển phôi

Hai tuần sau khi chuyển phôi, người vợ sẽ phải đến bệnh viện làm xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ beta HCG. Nếu thời gian này nồng độ beta HCG > 25 IU/l là có thai (phôi chuyển vào đã làm tổ). Tuy nhiên nồng độ này còn tùy thuộc vào cơ thể mỗi người và số lượng phôi làm tổ.

Sau đó 2 ngày cần làm xét nghiệm lại một lần nữa để đánh giá kết quả:

  • Nếu thấy nồng độ beta HCG tăng từ 1,5 lần trở lên thì thai đang phát triển. Sau đó người mẹ cần phải tiếp tục sử dụng thuốc dưỡng thai và đến siêu âm theo lịch hẹn để xác định túi thai và tim thai.
  • Nếu thấy nồng độ beta HCG không tăng hoặc giảm cần phải tiếp tục theo dõi. Khi nồng độ beta HCG trở về âm tính (nhỏ hơn 5 UI/l) thì sẽ bị sảy thai.

Trong trường hợp này, nếu còn phôi trữ đông, người vợ cũng có thể sử dụng phôi trữ đông để chuyển vào tử cung ở các chu kỳ tiếp theo mà không cần tiến hành lại các bước trước nữa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm

8. Theo dõi thai

Sau khi xác định phôi đã phát triển thành thai, lúc này mẹ cần siêu âm và khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi cho tới ngày sinh.

Trên đây là toàn bộ quy trình thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện mà mẹ nên tham khảo trước khi tiến hành thực hiện. Chúc vợ chồng bạn sớm có bé yêu!

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis