Thoát vị đĩa đệm - Bệnh không của riêng người già!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thoát vị đĩa đệm - Bệnh không của riêng người già! 

       Đau lưng thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là người già, dân văn phòng hay lao động nặng. Chứng đau lưng gồm các nguyên nhân tại cột sống và ngoài cột sống. Phổ biến nhất vẫn là chứng thoát vị đĩa đệm, là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Nói cách khác, đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.

    Cùng nghe Bác Sỹ Hải- Chuyên khoa xương khớp Phòng khám Vật Lý Trị Liệu - Phục Hồi Chức Năng, với kinh nghiệm điều trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân, giải thích và hướng dẫn xử lý căn bệnh không trừ một ai này.

   Bệnh do đâu mà ra? Đối tượng nào thường bị thoát vị đĩa đệm?   

   Bệnh thường gặp ở những người làm việc nặng nhọc, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống...dẫn đến đau lưng. Đau có khi đột ngột, có khi sau một chấn thương hoặc vận động sai lệch cột sống. Đau tăng lên khi ho, hắt hơi, rặn, ngồi hoặc đứng lâu, nằm nghỉ thì bớt đau nhiều. Do đau quá nên bệnh nhân tự tìm tư thế giảm đau như đi nghiêng người về một bên, nằm cong vẹo người.

      Đau lưng kèm theo dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh: giảm hoặc mất cảm giác, giảm sức cơ và trường lực cơ chi dưới, có thể teo cơ ở chân, giảm hoặc mất phản xạ theo rễ thần kinh bị tổn thương. Để chẩn đoán chính xác, cần đo điện cơ, xét nghiệm dịch não tủy, chụp X-quang cột sống, CT Scaner, cộng hưởng từ, chụp tủy.

 Nếu người nhà có những dấu hiệu trên, hãy đưa đi khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thoát vị đĩa đệm -  chữa có nan giải - tốn kém không?

      Tùy theo cơ địa và độ nghiêm trọng của bệnh, cách điều trị và sự can thiệp của thuốc có phần khác nhau. Phần lớn cần sự kiên trì và hợp tác của người bệnh. Để lâu có thể dẫn tới di chứng, không đi lại được, vận động hạn chế, thậm chí là gánh nặng cho gia đình. 

  1. Trước tiên HÃY NGHỈ NGƠI

Trong giai đoạn cấp của bệnh thì nằm nghỉ là tối quan trọng! Nằm ngửa trên giường có mặt phẳng cứng (tuyệt đối không nằm nệm); co nhẹ hai khớp gối và háng nhằm làm giảm áp lực nội đĩa đệm và làm chùng khối cơ thắt lưng. Có thể nằm 2 – 3 tuần nếu nặng. Sau đó có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, nhưng tuyệt đối không được cúi người nâng vật nặng, tránh mang xách không cân đối làm lệch người, hoặc lao động nặng. Sau 6 tháng có thể sinh hoạt và vận động bình thường.

2. Nhờ can thiệp của VẬT LÝ TRỊ LIỆU:

Với phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh sẽ từ từ được phục hồi với những dược liệu và cách tiếp cận an toàn như chườm nóng, điện châm, châm cứu. Không phải đụng tới dao kéo, phẫu thuật và bệnh thuyên giảm theo tiến trình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sỹ đông y sẽ giúp giảm đau bằng chườm nóng hoặc dùng điện châm, châm cứu, laser… Kéo giãn cột sống thắt lưng và nắn chỉnh cột sống, tiêm thuốc vào đĩa đệm được chỉ định và thực hiện ở các đơn vị chuyên khoa về xương khớp. Các thuốc thường dùng là thuốc giảm đau, chống viêm như aspirin, anagin, paracetamol kết hợp các thuốc chống viêm, giãn cơ, an thần nhẹ, vitamin nhóm B.

Phương pháp vật lý trị liệu theo bác sỹ Hải - hiệu quả lâu dài - tin cậy - kinh tế

    Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, sử dụng máy trị liệu và các bài tập là phương pháp được khá nhiều bệnh nhân áp dụng. Tuy nhiên, nếu người bệnh không kết hợp tập luyện ở nhà và lặp lại các động tác sai, bệnh có thể không hề suy giảm. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

          Hãy đến với phòng khám bác sỹ Hải- lựa chọn cho những bệnh nhân sợ đau, mổ, muốn điều tri an toàn mà không lạm dụng thuốc! 

    Liệu pháp điều trị đặc hiệu do Bác sĩ Hải nghiên cứu và phát triển giúp bạn xóa tan cơn đau nhức mỏi ở cột sống cổ, vai gáy, thắt lưng… Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 phương pháp: Điện xung kích thích, Xông hơi Ngải Cứu cổ truyền và Kéo dãn cột sống bằng máy hiện đại . Đặc biệt, không cần dùng đến thuốc mà bệnh vẫn ổn định.

1. Với liệu pháp Điện xung kích thích :

Đối với các dòng điện xung trị liệu có sử dụng cường độ tăng từ từ với tần số cao, chúng đem đến tác động giảm đau rõ rệt, giúp thư giãn các cơ nhờ cơ chế cổng kiểm soát, cơ chế phóng thích Endorphine.

Đối với các dòng điện xung trị liệu có sử dụng tần số thấp, cường độ tăng nhanh chóng, chúng đem đến tác động kích thích thần kinh, tăng dẫn truyền thần kinh, tăng khối lượng cơ, giúp giảm đau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điện xung kích thích hỗ trợ rất tốt trong việc giảm đau ở hầu hết các bộ phận trong cơ thể như đau vai, đau lưng, đau cổ, đau cơ, đau khớp, đau dây thần kinh,… giảm tình trạng bại liệt, kích thích tổn thương mau lành.

Điện xung cũng hỗ trợ điều trị một số bệnh thần kinh vận mạch, cải thiện tình trạng loạn dưỡng Sudeck, hội chứng Raynaud, bệnh Buerger, thần kinh ngoại vi.

2 . Với liệu pháp Xông hơi Ngải Cứu cổ truyền :

Đây là phương pháp rất đặc biệt, tạo thoải mái cho người bệnh và mang lại hiệu quả cao.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mục đích của phương pháp này là giảm đau bằng nhiệt ẩm cùng với tác dụng của cây ngải cứu như 1 vị thuốc đông y (giúp bổ sung gân cốt, lưu thông hoạt huyết, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tái phát về sau).

Nhiệt ẩm khác với nhiệt nóng thông thường là nhiệt ẩm tác dụng sâu trong tổ chức cơ thể làm giảm đau, giãn cơ,giúp phân li, nới lỏng dây thần kinh bị chèn ép, giải phóng mô mềm, lưu thông khí huyết ứ trệ , tạo cảm giác thoải mái, hiệu quả điều trị được cải thiện.

3 . Liệu pháp Kéo dãn cột sống bằng máy kéo ITO - TM 400 của Nhật Bản:

Kéo dãn cột sống là áp dụng lực thích ứng để kéo cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. Phương pháp kéo dãn tại phòng khám được thực hiện bởi máy kéo dãn ITO - TM 400 của Nhật Bản.

Tác dụng sinh lý: 
- Giảm đau khớp cột sống
- Phòng ngừa và giảm thiểu dính trong màng cứng tủy, rễ thần kinh, cấu trúc bao hoạt dịch, giải phóng chèn rễ thần kinh, đĩa đệm
- Tăng cường tuần hoàn ngoài màng cứng, ống rễ thần kinh.
- Giảm đau, giảm viêm, chống co cứng cơ.

* Kéo cột sống cổ:

Dùng máy kéo điều khiển chính xác thời gian nghỉ 1-2 giây giữa các khoảng kéo. So với kéo liên tục, kéo có khoảng nghỉ ngắn thì bệnh nhân có cảm giác thoải mái dễ chịu hơn và bệnh nhân có thể chịu được lực kéo lớn hơn.

* Kéo cột sống thắt lưng:

+ Để kéo cột sống thắt lưng, người ta sử dụng hệ thống máy kéo dãn, có khoảng nghỉ 2-3 giây. Ở giứa các khoảng kéo, lực kéo tăng dần từ 25kg trong khoảng 7-60 giây. Chương trình điều trị đặt tự động hoặc bệnh nhân tự điều khiển thời gian điều trị từ 20-30 phút theo chỉ định của bác sỹ. Phương pháp này bệnh nhân sẽ chịu được sức kéo tốt hơn so với việc phải kéo liên tục không có khoảng nghỉ.

Ưu điểm vượt trội của liệu pháp điều trị Thoát vị đĩa đệm đặc hiệu do Bác sĩ Trần Duy Hải nghiên cứu , phát triển và ứng dụng :

-Hỗ trợ điều trị hiệu quả cao, lâu dài.

-Loại bỏ được sự đau đớn và rủi ro trong phẫu thuật.

-Thời gian hỗ trợ điều trị ngắn.

-Không phải nằm viện, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.

- Chi phí điều trị rất hợp lý , phù hợp với đa số người bệnh ( chỉ khoảng 120k/1 buổi điều trị).

    Liên hệ với Bác sĩ Trần Duy Hải tại Facebook Thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc hoặc gọi tới hotline 0986115103 / 0976459863 để biết thêm chi tiết.

                Cảm ơn thông tin vô cùng hữu ích và chi tiết của bác sỹ Trần Duy Hải. Đội ngũ TheAsianparent rất mong thông tin này đến được với những bệnh nhân đã và đang phải điều trị căn bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm. Mọi bình luận, ý kiến xin gửi về hòm thư dưới đây của chúng tôi. Theo dõi TheAsianparent Vietnam trên FacebookInstagram để cập nhật thêm thông tin nuôi dạy con và phong cách sống bổ ích nhé!

-Minh tổng hợp thông tin-

Nguồn: Phòng khám Vật lý trị liệu Bác sỹ Hải - Đông Mỹ - Thanh Trì, Hà Nội

Các bài viết có liên quan:

10 dấu hiệu báo hiệu tuổi tiền mãn kinh đang gõ cửa!

Đau xương mu khi mang bầu: Mẹ bầu cần làm gì để hết khó chịu vì những cơn đau này?

Đau lưng khi mang thai: Làm thế nào để mẹ bầu giảm thiểu tình trạng này? (101 thắc mắc của mẹ bầu)

 

Bài viết của

Minh