Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu máu lúc mang thai? Việc thiếu máu có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi hay không? Làm cách nào để hạn chế việc mẹ bầu thiếu máu khi mang thai? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Biểu hiện của thiếu máu
Thiếu máu ở bà bầu thường có những triệu chứng như: mệt mỏi, yếu sức, rụng tóc, móng tay móng chân và niêm mạc miệng, môi, mắt nhợt nhạt, những rường hợp nặng thì mặt trắng xanh, phù nhẹ, hụt hơi, ăn kém, đầy bụng, rối loạn đại tiện.
Nguyên nhân thiếu máu ở mẹ bầu
Nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu là việc không cung cấp đủ cho cơ thể lượng sắt cần thiết.
Bình thường, ta biết lượng sắt hấp thu qua đường ăn uống chỉ dao động từ 5 – 15% nên không cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể. Hơn thế, các mẹ bầu khi mang thai thường có dấu hiệu ốm nghén, mệt mỏi, việc cung cấp thêm chất sắt là điều mà những ông chồng cần phải biết nhằm mang lại sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.
Theo khảo sát thì thiếu máu ra nhiều với thai phụ ở các vùng nông thôn, vùng miền núi do điều kiện kinh tế còn khó khăn. Ngoài ra, phụ nữ suy dinh dưỡng trước khi mang thai cũng là nguyên nhân gây thiếu máu khi bước vào thời kỳ mang thai.
Thiếu máu khi mang thai có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé
Thiếu máu khi mang thai có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé như:
- Đối với mẹ: dễ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, ối vỡ sớm,…
- Đối với bé: nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài,…
Ngoài ra, thiếu máu khi mang thai có thể khiến mẹ bầu băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản. Mẹ bầu thiếu máu khi mang thai dẫn đến thiếu acid folic có thể gây nên những dị tật ống thần kinh của thai nhi như: gai đôi cột sống, vô sọ.
Chẩn đoán thiếu máu vào thai kỳ
Khi mang bầu các mẹ nên thật sự chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình, cần phát hiện sớm tình trạng thiếu máu để có thể khắc phục kịp thời. Đây là một trong những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé. Các bác sĩ đã coi thiếu máu, thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa sản khoa.
Việc chuẩn đoán thiếu sắt, thiếu máu trong khi mang thai được thực hiện qua các xét nghiệm định kỳ, và tập trung ở tuần thứ 12 hay tuần thứ 20. Bà bầu thiếu máu nên có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ ngủ nghỉ cũng phải đều đặn, tránh xa café và các chất kích thích khác.
Cách hạn chế việc mẹ bầu thiếu máu lúc mang thai
Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý và cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chẳng hạn:
- Nên ăn các loại thức ăn như: thịt bò, cá, gan, lòng đỏ trứng, đậu đỗ, rau xanh,…
- Trứng gà là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên ăn từ 3-4 quả trứng gà mỗi tuần.
Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất sắt thì mẹ bầu cần ăn phối hợp các loại trái cây. Nhất là trái cây giàu vitamin C sau bữa ăn như: cam, bưởi, thanh long, táo,…sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nào cũng có khả năng đối diện với nguy cơ thiếu máu. Vậy nên, với nội dung bài viết hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu có thêm nguồn kiến thức. Chúc các mẹ bầu “mẹ tròn, con vuông”!
Xem thêm:
- Cách phòng ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
- Những món nước uống ngon mát giúp mẹ bầu không còn lo lắng hiện tượng thiếu máu!
- Tổng hợp kiến thức cho bà bầu mang thai lần đầu