Mẹo mẹ CẦN NHỚ để đếm những "cú đạp" của con một cách chuẩn xác nhất

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo dõi thai máy là một thói quen quan trọng giúp mẹ bầu tránh nguy cơ thai lưu, đồng thời giúp mẹ gắn kết với con hơn. Trung bình em bé nên có ít nhất 10 chuyển động trong 1 giờ.

Mẹ nên theo dõi thai máy trong tam cá nguyệt thứ 3

Thai máy là những chuyển động của thai nhi trong thời gian thai kỳ. Từ thời điểm mẹ trải qua cảm giác rung đầu tiên ở bụng, cho đến những cú đâm và đấm mạnh (và đôi lúc đau đớn), từ khuỷu tay và đầu gối bé nhỏ, đó chính là những cú đạp của con. Từ lần đầu cho đến lần cuối những cú đạp này đều rất quý giá. Tuy nhiên, đếm những cú đạp trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng đối với những bà mẹ đang mong con chào đời. Điều này giúp mẹ theo dõi những chuyển động của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3.

Điều quan trọng là phải theo dõi mọi chuyển động hàng ngày của con trong tam cá nguyệt thứ ba. Bởi vì bất kỳ sự thay đổi nào cũng được phát hiện và là dấu hiệu sớm nhất cho biết bé đang gặp nguy hiểm trong giai đoạn này.

Khi mẹ đã biết được những kiểu đá của con, mẹ sẽ có cảm giác về những điều được coi là bình thường và điều gì không. Tại theAsiaparent, chúng tôi thường nghe từ các bà mẹ có con được cứu sống vì họ đếm các cú đạp trong thời kỳ mang thai. Do đó, họ có thể lọai bỏ bất kỳ sự phát triển bất thường (hoặc thiếu) trong các kiểu chuyển động của con. Đồng thời, mẹ có thể báo cho bác sĩ một cách kịp thời.

Tại sao việc đếm những cú đạp khi mang thai lại quan trọng?

Tránh thai bị chết lưu

Đó là cơn ác mộng của mọi bà mẹ khi mang thai. Mẹ chuyển dạ nhiều tháng trước để rồi kết thúc trong bi kịch.

Thai chết lưu thật tàn khốc và bất ngờ. Nhưng đôi lúc nó có thể được ngăn ngừa, việc đếm những cú đạp, hoặc theo dõi những chuyển động của thai nhi, đặc biệt trong kỳ tam cá nguyệt thứ ba, là một cách để giảm nguy cơ thai chết lưu.

Theo Count the Kicks, một chiến dịch sức khỏe cộng đồng để ngăn ngừa thai chết lưu được thành lập ở Mỹ, với những nỗ lực thành công ban đầu đã được ghi nhận. Tỷ lệ thai chết lưu giảm gần 32% ở Iowa, bang được thực hiện đầu tiên. Chiến dịch chỉ ra rằng khoảng 24,000 trẻ em bị chết lưu mỗi năm ở Mỹ. "Theo thống kê, điều đó có nghĩa là 1 trong số 167 trường hợp mang thai nhưng kết thúc bằng thai chết lưu. Đối với các bà mẹ người Mỹ gốc Phi, con số này thậm chí đáng báo động 1 trong 94 trường hợp!"

Theo các báo cáo, 50% các bà mẹ có con chết lưu trong tam cá nguyệt thứ ba cho biết họ nhận thấy các chuyển động của con giảm dần trong vài ngày trước khi mất thai. Điều này cho thấy nhiều trường hợp thai chết lưu không phải là đột ngột. Vì vậy, sản phụ vẫn có thể cứu được con mình nếu nhận ra được những dấu hiệu cảnh báo, điều gì là bình thường, điều gì không liên quan đến chuyển động của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trên thực tế, sự thay đổi nhịp tim của em bé là một trong những điều cuối cùng xảy ra khi em bé trong trường hợp nguy hiểm, trong đó giảm chuyển động là dấu hiệu ban đầu.

Theo dõi chuyển động của con cho phép mẹ bầu phát hiện những thay đổi trong các kiểu chuyển động thông thường. Việc này sẽ chỉ ra những vấn đề tiềm ẩn trước khi phát hiện những thay đổi thực tế về nhịp tim. Khoảng thời gian từ lúc phát hiện ra các chuyển động giảm và nhịp tim giảm là thời điểm duy nhất mẹ bầu phải cứu con mình.

Các chiến dịch lưu ý thêm nếu kết quả của việc giảm tỷ lệ chết lưu thông qua việc mẹ đếm những cú đạp của con và nhận thức sự chuyển động của chúng để ghi nhận mọi sự thay đổi mới cho thấy mối đe dọa tiềm tàng. "Việc này được nhân rộng ở cả 50 bang của Mỹ, hơn 7,500 em bé được cứu sống mỗi năm!" Con số này tăng tự nhiên lên nhiều lần trong bối cảnh toàn cầu. Đếm những cú đạp trong khi mang thai và hiểu được kiểu của chúng, là cách để cứu sống các em bé sơ sinh. Một trong số đó có thể là con của bạn

Đây là điều quan trọng đối với các mẹ bầu phải theo dõi và quan sát các kiểu đạp được hình thành trong suốt quá trình mang thai.

Gắn kết mẹ với con

Đây là thời gian đặc biệt của sản phụ với em bé nhỏ nên mẹ dành thời gian tập trung chuyển động và tính cách của con. Mẹ có thể đi trước một bước nếu muốn tận dụng như là cơ hội dành cho gia đình. Sản phụ có thể đưa chồng hoặc anh chị em vào giữa để chia sẻ trải nghiệm này với bạn. Việc này giúp họ cải thiện sự gắn kết với em bé, đồng thời thắt chặt sợi dây gia đình và thiết lập sự kết nối giữa các thành viên trong nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để đếm cú đạp của con?

Sản phụ được khuyên bắt đầu theo dõi thai máy vào tuần 28 của thai kỳ, hoặc tuần thứ 26 nếu bạn có nguy cơ cao hoặc bị đa thai.

Quá trình mang thai của mẹ có thể tiến triển suôn sẻ và không gặp phức tạp. Tuy nhiên, kể cả thai kỳ bình thường đôi khi cũng có vấn đề. Các em bé hiếu động thường sẽ cảm thấy đau đớn và việc này đôi lúc diễn ra nhanh chóng và không có các dấu hiệu cảnh báo nào khác.

Bản theo dõi về mọi chuyển động của em bé mỗi ngày sẽ cảnh báo nếu con đang hoạt động bình thường bị chậm lại. Mẹ sẽ có những dữ liệu ghi lại để đưa cho các bác sĩ có chuyên môn về những lo lắng của mình.

Dưới đây là một số mẹo để bạn có thể theo dõi thai máy dễ hơn trong suốt thai kỳ:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Sử dụng các nguồn trực tuyến và ứng dụng có sẵn để theo dõi chuyển động của em bé để dễ dàng ghi lại trên máy tính. Điều này giúp bạn có thể lật lại để truy cập và đưa cho bác sĩ chuyên khoa nếu có nhu cầu phát sinh. theAsianparent's Kick Counter là một điển hình.
  • Đếm chuyển động của em bé mỗi ngày, tốt nhất là cùng một lúc từ tuần 28 của thai kỳ.
  • Mỗi em bé sẽ khác nhau. Do đó thời điểm mẹ nên chọn là khi con thường hoạt động và mẹ bầu nhận thấy sự gia tăng của chuyển động.
  • Em bé nên có ít nhất 10 chuyển động trong 1 giờ.
  • Ngồi thoải mái, gác chân lên hoặc nằm nghiêng để đếm từng chuyển động của con (gồm đá, lăn, chọc, thọc) trừ nấc cụt, một hành động tự nguyện.
  • Tính thời gian cho mình bao lâu đạt được 10 chuyển động
  • Trong một số trường hợp, trung bình ít hơn nửa giờ để ghi lại 10 chuyển động nhưng mỗi bé khác nhau.
  • Theo dõi thường xuyên các cử động sẽ giúp bạn sớm biết các kiểu chuyển động và nhận ra điều gì là bình thường đối với con của mình (mất bao lâu để con có 10 cử động), nếu có dấu hiệu thay đổi, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
  • Chắc chắn đếm chuyển động hàng ngày của con mà không bị sai sót.

Khi nào cần gọi cho bác sĩ?

Mặc dù từ "bình thường" là khác nhau giữa các em bé và các kiểu chuyển động là duy nhất và khác nhau với mỗi thai nhi, việc theo dõi các lần đếm cú đạp hàng ngày sẽ giúp bạn hiểu được những gì con thường làm.

Bất cứ điều gì khác thường khi theo dõi thai máy đều được coi là một vấn đề tiềm tàng. Mẹ bầu nên đến bác sĩ ngay lập tức.

Thông báo cho bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nếu bạn có:

  • Sự thay đổi trong kiểu chuyển động (bắt đầu mất thời gian hơn bình thường để ghi lại 10 cú đá)
  • Sự thay đổi về cường độ cử động của bé nếu mẹ thấy các chuyển động trở nên yếu hơn, hoặc đột nhiên nhận thấy sự đột ngột trong chuyển động của bé. Cả hai trường hợp cần để ý và mẹ phải đến bác sĩ ngay. Bà bầu không nên đợi cho đến khi ghi nhận được những thay đổi đáng kể trong kiểu chuyển động của con, hoặc không có dấu hiệu chuyển động nào mới đến bác sĩ.
  • Bất kỳ cảm giác liên quan đến việc ngừng chuyển động của bé. Khi nghi ngờ, mẹ nên gọi cho bác sĩ. Hãy chú ý đến cảm giác đó. Nó có lý do và thường đúng.

Trái với quan niệm phổ biến rằng trẻ sơ sinh đạp ít hơn vào cuối thai kỳ, sản phụ có thể cảm nhận sự khác biệt trong chuyển động với những cú đá mạnh hơn và lăn nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu theo dõi mọi chuyển động trong cùng một thời điểm, cùng một ngày thì mẹ sẽ mất thời gian như nhau để cảm nhận 10 chuyển động.

Hãy nhớ rằng bất kỳ sự bất thường, khác biệt đều cần được chú ý. Đây có thể là những dấu hiệu quan trọng cho thấy con đang gặp nguy hiểm. Chỉ cần một bước là mẹ có thể cứu được cuộc sống quý giá của con.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo theAsiaparent Singapore

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Le