Bảng chiều cao cân nặng của trẻ thể hiện mức độ tương đối của chiều cao và cân nặng theo từng mốc thời gian, từ đó mẹ có thể đánh giá tình trạng phát triển của bé để có thể tác động kịp thời vào từng giai đoạn lứa tuổi.
- Tìm hiểu quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ
- 3 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ
Tìm hiểu quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ
Trước khi tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ, bạn hãy cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về quá trình phát triển của bé. Sau đây là những chia sẻ của chuyên gia về vấn đề này.
Sau khi chào đời, trẻ sẽ phát triển nhanh chóng về chiều cao và cân nặng. Cụ thể, khi được 1 tuổi, cân nặng của trẻ có thể tăng gấp rưỡi so với giai đoạn mới sinh. Năm đầu tiên, chiều cao của trẻ cũng sẽ tăng thêm khoảng 25cm và có thể đạt đến 75cm.
Đến năm thứ 2, chiều cao của trẻ sẽ tăng thêm khoảng 10cm và đạt mức trung bình 85 đến 86cm. Từ 10 tuổi trở đi, chiều cao của trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 5cm mỗi năm.
Chiều cao của trẻ sẽ phát triển vượt bậc khi bước vào giai đoạn tiền dậy thì. Bé gái có thể cao thêm đến 6cm mỗi năm ở độ tuổi từ 9 đến 11. Đối với bé trai, chiều cao có thể tăng đến 7cm mỗi năm ở tuổi từ 12 đến 14.
Khi đến giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé có phần tăng chậm lại chứ không phát triển vượt bậc như ở giai đoạn trước. Nhiều trẻ có thể không tăng chiều cao hoặc chỉ tăng thêm từ 1 đến 2cm mỗi năm. Đến độ tuổi 23 đến 25, chiều cao cơ thể sẽ ngừng phát triển.
Bạn có thể chưa biết:
Bảng chuẩn cân nặng của trẻ em Việt Nam cho trẻ 0-5 tuổi mới nhất
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Chiều cao cân nặng của trẻ và bí quyết tăng cân, cải thiện chiều cao cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bỉm sữa. Trước khi tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất, các mẹ hãy cùng tham khảo qua bảng chiều cao cân nặng của trẻ để hiểu rõ hơn những tiêu chuẩn thiếu và thừa theo mốc thời gian phát triển của trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé chậm tăng cân. Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất, đủ năng lượng, sức đề kháng yếu sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh tấn công, khiến trẻ dễ mắc bệnh. Đối với trẻ nhỏ cần nhất là sự phát triển toàn diện, hệ miễn dịch tốt, không phải là những ngấn thịt. Vì thế mẹ không nên cố ép trẻ ăn nhiều gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý cũng như sức khỏe của trẻ.
Để theo dõi chính xác quá trình phát triển của con, bạn nên tham khảo bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh như hình bên dưới. Đây là bảng thể hiện mức độ tương đối của chiều cao và cân nặng của 100 bé cùng độ tuổi và giới tính của một dân số. Bạn có thể căn cứ vào thang đo tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé để đánh giá tình trạng phát triển của bé để có thể tác động kịp thời vào từng giai đoạn lứa tuổi.
Nếu nằm trong vùng TB (trung bình) thì cân nặng và chiều cao của bé đạt chuẩn. Nếu chỉ số thuộc cột -2SD thì chiều cao và cân nặng bị thấp so với tuổi. Ngược lại, nếu chỉ số của bé ở cột +2SD thì đã vượt quá chuẩn. Trong trường hợp chiều cao và cân nặng của bé có chút sai lệch so với mức chuẩn, bạn cũng đừng quá lo lắng và áp lực.
3 yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ
Để có chỉ số đạt chuẩn như bảng chiều cao cân nặng của trẻ, bạn cần hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bé như sau:
1. Di truyền
Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhóm máu, cân nặng và lượng mỡ thừa của bố mẹ có tác động đến quá trình phát triển của trẻ. Đây được xem là những yếu tố di truyền và có tác động khoảng 23% sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
2. Chế độ dinh dưỡng
Đây là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng và quyết định chỉ số chiều cao cân nặng của bé đạt chuẩn so với bảng chiều cao cân nặng của bé hay không. Một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bé phát triển tốt nhất theo từng độ tuổi.
Bạn có thể chưa biết:
Bé 6 tháng nặng 7 kg có đúng chuẩn cân nặng của WHO hay bị suy sinh dưỡng?
Cách cho bé ăn và ngủ hợp lý giúp con tăng chiều cao hiệu quả
3. Sức khỏe thể chất và tâm trạng của mẹ khi mang thai
Sức khỏe và tâm trạng của mẹ bầu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Trường hợp mẹ bầu thường xuyên căng thẳng sẽ khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, thể chất khi được sinh ra. Bên cạnh đó, để trẻ phát triển tốt nhất, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết như: DHA, Calci, Sắt hay Acid Folic,…
Ngoài 3 yếu tố trên thì bệnh lý, sự quan tâm của bố mẹ, hoạt động thể dục, thể thao cũng là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Cùng với đó, bảng chiều cao cân nặng của trẻ và kiến thức về các giai đoạn phát triển là những thông tin tổng hợp mà bài viết trên đây muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ!
Xem thêm:
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo nghiên cứu của WHO
- Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái cho thấy con đang phát triển tốt
- Kiểm tra sự phát triển cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo WHO