Tháng thứ 9 thai nhi ít đạp là dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ hay thai nhi bất thường? Điều này khiến các mẹ không khỏi bất an. Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Thai nhi ở tháng thứ 9 đạp ít có nguy hiểm không?
Hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ luôn là điều khiến cho mẹ thấy phấn khích. Lúc này mẹ có thể cảm nhận được sự hiện diện của con yêu đang tồn tại rõ rệt. Ở tháng thứ 9, thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh, kích thước của bé cũng lớn hơn. Vì thế bụng mẹ lúc này không còn đủ chỗ cho bé máy nữa. Bên cạnh đó, thai nhi ở tháng thứ 9 đã xoay ngôi thai và tụt dần xuống vùng xương chậu của mẹ. Lúc này thai nhi không còn nằm ở phần tử cung của mẹ.
Chính vì không gian hạn hẹp trong bụng mẹ cũng như kích thước lớn hơn làm hạn chế các hành động máy của bé. Vì thế mẹ có thể yên tâm khi thai ở tháng thứ 9 ít đạp. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp thai nhi ở tháng thứ 9 đều sẽ ít đạp. Mỗi bé sẽ có cách hoạt động khác nhau trong bụng mẹ. Với những mẹ bầu đã từng sinh con trước đó, vùng xương chậu của mẹ sẽ nở ra ở một mức nhất định nên vẫn có đủ chỗ cho bé cử động.
Khi thai máy ít ở những tuần cuối cùng, mẹ nên chuẩn bị tinh thần cũng như vật chất để có thể đón bé chào đời bất kỳ lúc nào. Lúc này thai nhi sẽ thôi đạp mà có những hành động như trườn để tìm được một tư thế thích hợp cho những sự kiện sắp diễn ra.
Thai nhi ở tháng thứ 9 ít đạp, mẹ có cần đi bệnh viện?
Thai nhi ở tuần thứ 9 ít đạp không đồng nghĩa với việc mọi hoạt động của bé sẽ biến mất hoàn toàn. Lúc này mẹ nên để ý và đếm tần suất hoạt động của bé. Khi mẹ cảm thấy bụng tụt, bé sẽ hoạt động ít lại khoảng 2 – cử động trong giờ.
Nếu như một ngày mẹ đếm được số lần hoạt động của bé không quá 50 lần thì lúc này mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra. Bé có thể bị thiếu oxy hoặc bị dây rốn quấn quanh cổ. Ngoài ra, nếu mẹ cảm thấy thai nhi ở tháng thứ 9 ít đạp, mẹ cần lưu ý để phòng vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ.
Một số dấu hiệu bất thường khi thai nhi ít đạp có thể báo hiệu chứng tiền sản giật, suy thai:
- Dịch nhầy âm đạo ra nhiều, mẹ cần đề phòng trường hợp sinh non.
- Mẹ buồn nôn, đau đầu và kèm theo triệu chứng sốt cao liên tục.
- Mẹ mang thai ở tháng thứ 9 bị đau bụng dưới dữ dội và âm đạo ra máu.
- Cảm giác thai nhi không ngừng thúc xuống bụng mẹ.
- Bị chuột rút và các cơn co thắt tử cung thường xuyên xuất hiện.
- Mắt bị giảm thị lực, đôi khi mẹ thấy mọi thứ có bóng trắng.
- Tay chân và mặt bị phù.
- Hô hấp khó khăn, tức ngực và tim đập nhanh hơn bình thường.
- Có thể gặp phải triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy do cơ quan tiêu hoá bị ảnh hưởng từ thai nhi.
Mẹ nên làm gì khi thai 9 tháng ít đạp?
Thai nhi 9 tháng tuổi ít đạp là một hiện tượng bình thường mà mẹ không cần phải quá lo lắng. Mẹ có thể yên tâm khi thai ít đạp mà không xuất hiện các triệu chứng khác. Thay vào đó, mẹ hãy dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân cũng như nghỉ ngơi nhiều hơn. Mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong thời gian này. Sức khoẻ của mẹ ở những tháng cuối cùng của thai kỳ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng hài hoà giữa các chất. Bạn hãy tránh việc ăn uống một cách thoải mái không kiểm soát. Ở tháng cuối của thai kỳ, mẹ và bé rất dễ bị thừa cân. Thế nên, mẹ cần lên danh sách thực đơn một cách hợp lý và khoa học.
Lúc này mẹ sẽ bị cảm giác thèm ăn đeo bám nhiều hơn. Mẹ tránh ăn các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Chúng sẽ làm mẹ khó tiêu. Bà bầu nên ăn các loại hạt khô, ngũ cốc và trái cây để đảm bảo dưỡng chất. Ngoài ra, mẹ cũng cần uống nhiều nước. Mục đích là để tránh tình trạng thai tháng thứ 9 bị thiếu ối hoặc bị xơ hoá sớm.
Kết
Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển lớn hơn. Bụng mẹ cũng không còn đủ không gian để cho bé “vùng vẫy”. Vì thế hiện tượng thai nhi tháng thứ 9 ít đạp là một điều rất bình thường. Tuy nhiên nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ cần phải đi đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Xem thêm:
- Thai nhi ít đạp ở tháng thứ 6 có phải là hiện tượng bất thường?
- Thai nhi 39 tuần ít đạp là dấu hiệu gì, có nguy hiểm không?
- Vị trí đạp của thai nhi có gì đặc biệt? Thai nhi đạp bên trái là trai hay gái?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!