UBND TP. Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017. Tháng hành động vì trẻ em với bộ luật thiết thực được ban hành, cùng theo dõi nhé!
Tháng hành động vì trẻ em với bộ luật thiết thực
Sáng 27/5, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao Quận Long Biên, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) phối hợp UBND TP. Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh yêu cầu các ban ngành, tổ chức và chính quyền địa phương tích cực phổ biến Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về chống nạn xâm hại trẻ.
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh cần nâng cao ý thức và trang bị kiến thức, kỹ năng cho các bậc phụ huynh, thành viên gia đình, giáo viên và những ai đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc trẻ cách nhận biết dấu hiệu và phương pháp phòng tránh nạn xâm hại đối với trẻ em.
Trẻ em cũng phải được giáo dục cách tự bảo vệ mình từ bạo lực và xâm hại.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung cho biết tháng hành động năm nay bao gồm các chiến dịch truyền thông phổ biến Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Chương trình trong giao đọa 2016-2010 cũng đã đưa ra những định nghĩa về môi trường thân thiện, an toàn, bảo đảm sức khỏe của trẻ, đồng thời chống lại bạo lực học đường.
Bộ LĐ-TBXH cũng sẽ làm việc các thành phố và tỉnh để tổ chức các diễn đàn, hội thảo phổ biến kiến thức phòng chống xâm hại đối với trẻ. Song song đó là mở các khóa huấn luyện, chữa lành tâm lý cho các nạn nhân từng bị xâm hại, lạm dục khi còn nhỏ.
Nghị định tránh rủi ro trên mạng
Theo nghị định 56/2017/NĐ-CP do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành, từ ngày 1/7 tới, người dùng cá nhân hay tổ chức trước khi đăng hình ảnh cá nhân trẻ từ 7 tuổi trở lên phải xin phép trẻ, cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
Trẻ trên 7 tuổi và cha mẹ hoặc người giám hộ có quyền yêu cầu nhà mạng xóa những hình ảnh trực tuyến và thông tin cá nhân để đảm bảo lợi ích và sự an toàn cho trẻ.
Nhà cung cấp mạng cũng phải có trách nhiệm trong việc đưa ra những biện pháp và công cụ hỗ trợ bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ trên mạng, đồng thời yêu cầu các trang bán hàng trẻ em cũng như dịch vụ cho trẻ tháo những hình ảnh, nội dung không thích hợp với trẻ.
Theo Nghị định 56/2017/NĐ-CP, các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; giáo dục và đào tạo; các nhà mạng phải có trách nhiệm nâng cao ý thức của phụ huynh, người chăm sóc trẻ, giáo viên, trẻ em và những tổ chức liên quan về ảnh hưởng của interet đối với trẻ, xây dựng cho trẻ khả năng chống lại việc bị xâm hại trên mạng.
Phụ huynh, giáo viên và nhân viên chăm sóc trẻ cần ý thức hơn việc hướng dẫn trẻ tham gia trực tuyến một cách an toàn nhất có thể.
Nghị định trên cũng chỉ đạo các cơ quan, tổ chức và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực internet làm việc với các cơ quan nhà nước đảo bảo an ninh thông tin cho trẻ trên mang và bảo vệ trẻ trước những thông tin có hại.
Xem thêm
- 5 cách để giúp trẻ em kiểm soát sự tức giận của mình
- Các bệnh phổ biến ở trẻ em cha mẹ nên biết để giúp con phòng ngừa
- Ồ ạt nhập viện vì SỞI tại TPHCM – Đáng lo ngại là thai phụ và trẻ em chiếm phần lớn