Thai nhi quay đầu sớm có tốt không và những điều mẹ bầu cần biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi quay đầu sớm có tốt không? Thai nhi quay đầu là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Khi đầu của thai nhi quay xuống dưới sẽ giúp thời gian chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, để cho quá trình “lâm bồn” của người mẹ diễn ra thuận lợi cũng và an toàn.

Ngược lại, thai nằm ngang hoặc không quay đầu sẽ rất khó sinh, phải chỉ định sinh mổ mới đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi về vấn đề thai nhi quay đầu sớm có tốt không?

Cùng tìm hiểu và tích lũy thêm kiến thức cho mình. Từ đó an tâm hơn hoặc có biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu bất thường xảy ra bạn nhé!

Thai nhi quay đầu sớm có tốt không?

Giải đáp chuyên gia về việc thai nhi quay đầu sớm có tốt không?

Thai nhi quay đầu sớm có tốt không? Theo các chuyên gia thì thai nhi quay đầu sớm, nhưng sớm so với thời điểm an toàn trong tam cá nguyệt thứ ba không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, trường hợp thai nhi quay đầu sớm mà mẹ hoạt động nhiều, vận động sai cách… có thể dẫn đến tình trạng sinh son, hay còn gọi là sinh sớm.

Mỗi thai nhi sẽ có một thời điểm quay đầu khác nhau. Nhưng đa phần thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 32 trở đi.

Trường hợp thực hiện trước thời gian này chính là dấu hiệu thai nhi quay đầu sớm. Thậm chí, một tỷ lệ nhỏ em bé bác sĩ chẩn đoán đã quay đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần theo sát lịch khám, siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ để xem thai nhi quay đầu về ngôi thuận hay không.

Vị trí tốt nhất là đầu thai nhi chúc xuống và gáy của bé quay về phía bụng mẹ. Tức ngôi trước hay còn gọi ngôi thai thuận, giúp em bé được sinh ra một cách dễ dàng, nhẹ nhàng, ít đau đớn cho mẹ.

Ngược lại, trường hợp thai nhi dù đã quay đầu, nhưng mặt lại quay về bụng mẹ. Đây gọi là ngôi sau sẽ khá nguy hiểm, khiến quá trình vượt cạn sẽ gặp những rắc rối như: màng ối nhanh chóng bị vỡ, dễ gây suy thai, thậm chí phải dùng các thủ thuật khác để hỗ trợ việc lấy thai.

Thai nhi quay đầu sớm có tốt không và làm sao để biết quay đầu hay chưa?

Muốn xem thai nhi quay đầu hay chưa, chúng ta có rất nhiều cách để biết như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trong những lần tái khám qua hệ thống máy siêu âm, máy đo tim thai hoặc việc sờ nắn bụng… Bác sĩ có thể xác định vị trí đầu của em bé và cho bạn biết.
  • Chúng ta cũng tự ấn nhẹ quanh xương mu. Nếu thấy cứng và tròn, chèn ép lên bàng quang thì đó chính là đầu của em bé. Ngược lại, mông em bé thường mềm hơn.
  • Một cách khác là nhờ người thân của mình lắng nghe nhịp tim em bé. Trường hợp thấy tiếng phát ra từ bụng dưới, rất có thể là em bé đã quay đầu xuống dưới.
  • Cảm nhận cử động của em bé, cũng là dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu hay chưa. Thai nhi đã quay đầu xuống sẽ có tiếng nấc và tiếng đập nhẹ ở phần bụng dưới từ bàn tay, ngón tay của bé. Đồng thời, bụng trên thường xuất hiện những cú đá mạnh đến từ đầu gối và bàn chân.

Siêu âm thai nhi định kỳ sẽ biết thai nhi quay đầu hay chưa

Thai nhi quay đầu sớm và những lưu ý cần nắm vững 

Thai nhi quay đầu sớm có tốt không? Theo các chuyên gia việc này diễn ra sớm không đáng lo ngại. Nhưng đòi hỏi các mẹ cần hạn chế vận động và áp dụng những lưu ý nho nhỏ sau đây:

Tái khám định kỳ

Tuân thủ lịch tái khám và siêu âm định kỳ của bác sĩ nếu thai nhi quay đầu sớm. Từ đó, bác sĩ theo dõi tình trạng của em bé, phát hiện sớm những bất thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nằm nghiêng bên trái

Theo các nghiên cứu cho thấy, lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi mà thường xuyên nằm nghiêng bên trái sẽ giúp thai nhi phát triển thuận lợi, tăng cường lưu thông máu và tạo không gian trống cho bé dễ xoay người.

Thường xuyên nằm nghiêng bên trái sẽ giúp thai nhi phát triển thuận lợi

Tránh vận động

Khi được chẩn đoán và xác định thai nhi đã quay đầu. Mẹ bầu phải giảm vận động và các hoạt động cơ thể nên nhẹ nhàng, kiêng quan hệ tình dục… để tránh thai tụt sớm xuống khung xương chậu gây sinh non, nguy hiểm cho em bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hạn chế ngồi nhiều

Thai nhi quay đầu sớm tốt nhất hãy hạn chế việc ngồi xổm hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Thay vào đó, lúc ngồi chúng ta nên để đầu gối thấp hơn phần hông. Mẹ bầu cũng cần thay đổi tư thế và đứng lên đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 45 phút.

Mẹ bầu có thai nhi quay đầu sớm cũng cần ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Bên cạnh đó, mẹ cần giữ tinh thần thật thoải mái, vui vẻ, suy nghĩ lạc quan. Tránh lo âu, buồn phiền, căng thẳng và thức khuya gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hai mẹ con.

Hy vọng những thông tin ở trên, sẽ giúp mẹ bầu rõ hơn về việc thai nhi quay đầu sớm có tốt không. Từ đó, mẹ biết cách chăm sóc bản thân để không gây ảnh hưởng  xấu đến sức khỏe mẹ và em bé. Chúc mẹ vượt cạn suôn sẻ và mẹ tròn, con vuông!

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen