Phân tích các vị trí thai nhi nằm bên trái bụng mẹ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi nằm bên trái bụng mẹ ở nhiều vị trí hay không? Từng vị trí sẽ có ý nghĩa gì và có ảnh hưởng đến quá trình lâm bồn hay không?

Thai nhi nằm bên trái bụng mẹ ở vị trí Chẩm Chậu Trái Trước

Chẩm chậu trái trước, tên tiếng anh là left occiput anterior (LOA), là vị trí phổ biến của thai nhi trong quá trình chuyển dạ. Ở tư thế này, đầu của em bé hơi lệch giữa khung chậu với phần sau của đầu về phía đùi trái của mẹ.

Vị trí chẩm chậu phải trước, tên tiếng anh là right occiput anterior (ROA) cũng là một tư thế phổ biến và thuận lợi trong quá trình lâm bồn.Ở tư thế này, lưng của trẻ hơi lệch giữa khung chậu với phần đầu hướng về phía đùi phải của mẹ.

Nhìn chung, với hai tư thế này ít gây biến chứng và đau đớn trong quá trình sinh nở.

Chẩm chậu trái ngang là vị trí khác thai nhi nằm bên trái bụng mẹ

Khi nằm quay mặt về phía đùi phải của mẹ, em bé được định vị ở vị trí chẩm chậu trái ngang, tên tiếng anh là left occiput transverse (LOT). Nếu trước đó em bé ở tư thế cuối đầu xuống nhưng lmặt bé hướng về phía lưng mẹ thì tư thế thai nhi nằm bên trái bụng mẹ LOT cho thấy chuyển bé có xu hướng di chuyển và hướng mặt về phía bụng mẹ.

Nếu nằm hướng ra ngoài về phía đùi trái của mẹ, em bé ở tư thế chẩm chậu phải ngang, tiếng anh là left occiput transverse (LOT). Tư thế này sẽ ngược lại so với trên. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhìn chung, khi em bé nằm ở tư thế chẩm chậu trái/phải ngang trong quá trình chuyển dạ, có thể dẫn đến đau nhiều hơn cho thai phụ và diễn tiến chậm hơn. Để giảm bớt sự khó chịu cho mẹ bầu, hãy hỏi ý kiến và tư vấn từ bác sĩ, y tá hay nữ hộ sinh.

Chẩm chậu trái sau – tư thế thai nhi nằm bên trái bụng mẹ hướng về phía trước

Khi nằm cúi đầu xuống và mặt hướng về phía trước, em bé ở tư thế chẩm sau. Nếu em bé hướng về phía trước và hơi sang trái (nhìn về phía đùi phải của mẹ) thì đó là tư thế chẩm chậu trái sau, tên tiếng anh là left occiput posterior (LOP). Biểu hiện này có thể dẫn đến đau lưng nhiều hơn và quá trình chuyển dạ chậm hơn.

Ở tư thế nằm chẩm chậu phải sau, tên tiếng anh là right occiput posterior (ROP), em bé hướng về phía trước và hơi sang phải (nhìn về phía đùi trái của mẹ). Tư thế này cũng có thể làm chậm quá trình chuyển dạ và gây đau nhiều hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹo để giảm bớt sự khó chịu cho mẹ bầu

  • Ngâm mình trong bồn tắm hoặc tắm vòi hoa sen
  • Chườm lạnh
  • Massage
  • Vận động (lắc lư một chút, ngồi trên quả bóng tròn)
  • Mang vớ giữ ấm

Cách bác sĩ xác định vị trí của em bé

Các thủ thuật Leopold sẽ giúp bác sĩ hoặc nữ hộ sinh xác định vị trí của thai nhi. Trong tam cá nguyệt thứ ba, việc đánh giá sẽ được thực hiện ở hầu hết các lần khám tiền sản. Biết vị trí của em bé trước khi bắt đầu chuyển dạ có thể giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt về tình thần và thể chất cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. 4 thủ thuật Leopold bao gồm:

Thủ thuật thứ nhất

Dùng các đầu ngón tay nắn nhẹ nhàng vùng đáy tử cung để xác định cực nào của thai nhi (đầu hay mông) ở đáy tử cung.

Thủ thuật thứ hai

Dùng hai lòng bàn tay nắn nhẹ nhàng nhưng sâu hai bên bụng để xác định bên nào là lưng, bên nào là chi của thai nhi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thủ thuật thứ ba

Người khám dùng ngón cái và các ngón còn lại của bàn tay phải nắn vùng bụng dưới ngay trên xương vệ của sản phụ để xác định lại ngôi thai.

Thủ thuật thứ tư

  • Người khám xoay mặt nhìn về phía chân sản phụ. Dùng các đầu ngón tay ấn sâu trên xương vệ theo hướng trục của eo trên.
  • Nếu là ngôi đầu, một bàn tay sẽ bị chặn lại bởi một khối u tròn (ụ đầu), trong khi bàn tay kia xuống được sâu hơn.
  • Đầu càng xuống thấp trong tiểu khung, sờ ụ đầu càng khó. Khi đầu chưa lọt, 2 bàn tay có hướng hội tụ vào nhau.
  • Khi đầu đã lọt, 2 bàn tay hướng ra ngoài (vì không ôm được chỏm đã xuống sâu trong tiểu khung).

Các mẹ bầu không nên quá lo lắng vì các bác sĩ vá y tá chuyên môn sẽ có thể cảm nhận chính xác hơn vị trí của em bé bằng cách khám âm đạo. Lúc cổ tử cung đã giãn đủ, bác sĩ sẽ đưa các ngón tay vào âm đạo và cảm nhận hộp sọ của em bé khi đã di chuyển xuống trong ống sinh. Điều quan trọng là mẹ hãy luôn cố gắng bình tĩnh, hít thở sâu và tâm trạng thoải mái nhất có thể.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu