Thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Thai nhi cũng có xu hướng ít đạp nếu lượng đường của mẹ bị hạ xuống. Do đó, mẹ cũng cần lưu tâm chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không phải trường hợp bé đạp ít nào cũng nguy hiểm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 có gì nguy hiểm không? Có phải đây là dấu hiệu bất thường trong thai kỳ? Cùng theo dõi bài viết sau để có thông tin chi tiết.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bác sĩ Vũ Nhật Nam - Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Thai nhi biết đạp từ khi nào?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Thai máy, hay còn gọi là cử động thai là từ ngữ dùng để chỉ những cử động của thai nhi như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được. Từ khi 8 tuần tuổi, thai nhi đã bắt đầu cử động nhưng ở thời điểm này, cử động của thai nhi quá nhẹ nên mẹ không thể cảm nhận được.

Mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần thứ 20 của thai kỳ. Đối với con rạ, mẹ bầu có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng thời điểm trung bình từ 16 tuần và 22 tuần đối với con so. Thông thường, vào ba tháng giữa thai kỳ, cử động của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 27-32 của thai kỳ. 

Việc theo dõi số lần cử động của thai nhi sẽ giúp mẹ đánh giá tình trạng sức khỏe của thai. Khi số lần cử động thai giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay máy yếu có thể cho biết thai suy hay thai đã chết rồi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Từ tuần thứ 8 thai nhi đã bắt đầu có những cử động

Trong bụng mẹ, thai nhi sẽ thường xuyên thực hiện các động tác như quơ tay, đá, đạp, nhào lộn. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm nhận được chính xác cử động này. Mẹ chỉ thường thấy con cử động và gọi đó là “em bé đạp”.

Thai nhi đạp nhiều vào tháng thứ 7 có tốt không?

Trong bụng mẹ bé thực hiện các động tác cử động chân tay là để di duyển hoặc thư giãn. Những hoạt động này là một phần của sự phát triển bình thường của bé. Thai đạp cũng là cách bé phản ứng với môi trường bên ngoài, những âm thanh, thậm chí thức ăn mẹ ăn.

Vào thời gian mẹ cảm nhận rõ thai đạp, mẹ thường ghi lại quá trình vận động của thai nhi. Tuy nhiên tần số này thường thay đổi khiến nhiều mẹ lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi đạp nhiều là dấu hiệu bất thường

Với nhiều mẹ cho rằng, thai nhi đạp nhiều là đang phát triển tốt. Tuy nhiên, có một số trường hợp thai nhi đạp nhiều là do bị quấn dây rốn gây ngạt thở hoặc thiếu ô xy. Trường hợp này rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu.

Mẹ cần để ý đến số lần cử động của thai nhi trong ngày

Khi gặp trường hợp nó hoạt động mạnh, bất thường cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra. Trong trường hợp xấu nhất bé có thể phải sinh non để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Giảm số lần đạp cũng là dấu hiệu không tốt

Trung bình mỗi bé khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. Nếu mẹ thấy bé giảm hoạt động chứng tỏ bé thiếu dinh dưỡng hoặc ô xy. Rất nhiều trường hợp bé giảm dần số lần đạp và chết lưu mà mẹ không phát hiện. Do đó, nếu thấy trường hợp bất thường mẹ nên đến khám ngay để có phương án kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi cũng có xu hướng ít đạp nếu lượng đường của mẹ bị hạ xuống. Do đó, mẹ cũng cần lưu tâm chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không phải trường hợp bé đạp ít nào cũng nguy hiểm. Trong bụng mẹ, bé cũng có những khoảng thời gian nghỉ ngơi. Nếu trong vòng 50 đến 60 phút bé không hoạt động là điều hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, sau tuần thứ 36, khoang bụng của mẹ cũng dần chật chội, khiến bé cũng khó cử động hơn.

Bác sĩ Nam cho biết: Vào tháng thứ 7 mà thai nhi đạp nhiều thì mẹ bầu cũng không cần phải lo lắng vì đây là thời điểm cử động của thai nhi rõ nhất, mẹ dễ cảm nhận nhất. Tuy nhiên, nếu số lần cử động thai tăng nhiều hơn trước đó đột ngột, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng của thai và xử trí kịp thời.

Dấu hiệu bé khỏe mạnh ở tháng thứ 7

Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi sẽ có những chỉ số tăng trưởng dự kiến. Nếu không đạt những chỉ số này thai nhi có thể gặp những biến chứng trong thai kỳ hoặc sau sinh. Sau đây là một số biểu hiện chứng tỏ thai nhi được phát triển khỏe mạnh.

Thai nhi hiếu động

Bước sang tháng thứ 7 thai nhi đã có thể cảm nhận được môi trường bên ngoài như ánh sáng, âm thanh, tiếng ồn. Khoảng thời gian này bé đạp khá nhiều, lý tưởng là 10 cái đá, đạp, lộn vòng trong 2 giờ. Mức độ này chứng tỏ bé rất khỏe mạnh.

Tăng trưởng và phát triển

Bằng việc siêu âm, các bác sĩ sẽ xác định được sự phát triển của thai nhi. Thông thường từ tháng thứ 5, em bé sẽ tăng trưởng ổn định, đạt chiều dài 25 cm, và tăng 5 cm vào mỗi tháng tiếp theo. Đến tháng thứ 7, thai nhi đạt 30 cm và đến tháng thứ 9 dao động trên 40 cm đến 50 cm.

Nhịp tim

Theo dõi nhịp tim cũng là một cách nhận biết thai nhi khỏe mạnh. Các bác sĩ theo dõi bằng cách chạm vào bụng của bà mẹ để lắng nghe nhịp đập của thai nhi. Vào tháng thứ 9, nhịp tim của bé yêu dao động từ 110 đến 160 nhịp đập/phút.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ đã biết thai nhi đạp nhiều ở tháng thứ 7 là do nguyên nhân gì. Mẹ bầu nhớ theo dõi kỹ cử động thai để sớm phát hiện những bất thường của bé cưng và kịp thời điều trị nhé.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ