Thai nhi đạp gần cửa mình có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Mẹ có thể tham khảo một số bài tập Yoga dành cho bà bầu vào những tháng cuối thai kỳ. Chúng vừa giúp bạn giảm cơn đau do thai nhi đạp gần cửa mình, đồng thời tăng cường sức đề kháng, thoải mái, vừa giúp mẹ dễ sinh hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi đạp gần cửa mình có thể gây cho mẹ những cơn đau buốt cơ thể nhưng thời gian duy trì không dài và tương đối ngắn. Chỉ trừ trường hợp thai máy liên tục khiến mẹ đau quá mức, xuất huyết bất thường thì mới nên cần đến các trung tâm y tế để bác sĩ chuẩn đoán nhé.

  • Nguyên nhân thai nhi đạp gần cửa mình
  • Thai nhi đạp gần cửa mình khi nào là bình thường, khi nào nguy hiểm
  • Mẹ nên làm gì để giảm các cơn đau khi thai nhi đạp gần cửa mình?

Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc chia sẻ “Gần đến ngày chuyển dạ các mẹ bầu luôn có những lo lắng, căng thẳng với những dấu hiệu của cơ thể. Vào thời gian này, cơ thể của mẹ sẽ có những thay đổi, rõ ràng nhất là bụng bầu mẹ bị tụt xuống do thai nhi đã dần vào khu vực xương chậu”. Cũng chính vì vậy mà khi xuất hiện tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình các mẹ thường hoang mang có phải tới lúc chuyển dạ.

Nguyên nhân thai nhi đạp gần cửa mình

Thai nhi đạp gần cửa mình trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba là hiện tượng hình thường và hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do khi thai nhi càng lớn, tử cung của mẹ giãn nở và lớn dần lên theo sự phát triển của thai nhi.

Lúc này, em bé trong bụng sẽ năng động hơn và có thể “tung” ra những cú đạp mạnh khiến mẹ bị đau nhức cửa mình. Hiện tượng thai nhi thúc xuống cửa mình có thể kéo dài trong một khoảng thời gian, mức độ đau cũng không ổn định. Mẹ có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau dữ dội.

Trong những tháng cuối thai kỳ, hầu hết mẹ bầu sẽ có cảm giác vô cùng nặng nề và áp lực ở phần khung xương chậu tăng lên đáng kể. Cơ thể mẹ lúc này tiết ra một loại hormone Relaxin làm cho xương chậu trở nên lỏng ra để chuẩn bị sinh.

Những cú đạp của em bé nơi cửa mình chứng tỏ bé đã sẵn sàng cho cuộc di chuyển lớn đầu tiên trong đời, đó là chui ra bên ngoài. Áp lực dồn lên vùng chậu quá tải sẽ dẫn tới tình trạng bị đau lưng, chuột rút, đau nhức mình mẩy, gồm cả đau vùng kín.

Nguyên nhân thai nhi đạp gần cửa mình (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bạn có thể xem:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi đạp gần cửa mình khi nào là bình thường, khi nào nguy hiểm

Thai nhi đạp gần cửa mình sẽ có thể gây cho mẹ những cơn đau buốt cơ thể. Nhưng các mẹ chớ nên vội lo lắng về vấn đề này, trong suốt hành trình 40 tuần mang thai thì đây chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy bé yêu sắp chào đời trong thời gian tới đấy nhé.

Những cơn đau này sẽ có tính chất khá nặng nhưng thời gian duy trì không dài và tương đối ngắn. Chỉ trừ trường hợp thai máy liên tục khiến mẹ đau quá mức, xuất huyết bất thường thì mới nên cần đến các trung tâm y tế để bác sĩ chuẩn đoán nhé.

Hiện tượng bình thường

Mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu bé liên tục đạp bụng dưới và điều đó lặp lại trong những trường hợp sau:

  • Mẹ ăn no: Trong quá trình mang thai, sau khi mẹ ăn no, lượng đường trong máu cơ thể tăng cao và thai nhi được nạp đầy đủ dinh dưỡng nên sẽ có những hoạt động mạnh mẽ hơn.
  • Môi trường bên ngoài quá ồn: Thính giác của thai nhi bắt đầu phát triển từ tháng thứ 4 và dần dần bé sẽ nghe được những âm thanh bên ngoài. Khi bé bị tiếng ồn lớn làm cho khó chịu, bé sẽ phản ứng với những âm thanh này và đạp mạnh. Lúc thai nhi cử động mạnh mẹ bầu có thể nghe tiếng thình thịch trong bụng.
  • Do tư thế nằm của mẹ: Khi nằm nghiêng bên trái mẹ sẽ cảm thấy thai nhi đạp nhiều hơn bình thường, vì nằm ở tư thế này sẽ làm tăng lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Do đó, bé sẽ phải hoạt động nhiều hơn để thích ứng với sự trao đổi này.

Trường hợp nguy hiểm

Những trường hợp thai nhi đạp gần cửa mình khiến mẹ đau không thể chịu được và thấy có xuất huyết âm đạo, bụng co thắt từng cơn thì mẹ nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, nếu em bé đạp gần cửa mình gây đau bụng dưới, đau buốt, trong khi bé chưa đủ ngày đủ tháng để chào đời thì mẹ cần lưu ý đi khám, bởi rất có thể, mẹ bị mắc một số bệnh phụ khoa. Viêm nhiễm vùng kín rất dễ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Thai có nguy cơ nhiễm trùng, nhẹ cân…

Thai nhi đạp gần cửa mình khi nào là bình thường, khi nào nguy hiểm (Nguồn ảnh: istockphoto)

Mẹ nên làm gì để giảm các cơn đau khi thai nhi đạp gần cửa mình

Tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình hầu hết mẹ nào cũng gặp phải tùy mức độ nặng hay nhẹ. Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà để vượt qua giai đoạn này.

Chế độ ăn uống

Khi em bé phát triển to và chiếm quá nhiều chỗ trong tử cung, mẹ bầu có thể gặp không ít khó khăn trong vấn đề ăn uống. Để khắc phục, thai phụ có thể chia ba bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Không nên ăn quá no gây áp lực lên dạ dày, các cơ quan tim mạch. Bên cạnh đó, ăn quá no cũng khiến bé đạp mạnh hơn càng gây khó chịu cho mẹ.

Mẹ nên làm gì để giảm các cơn đau khi thai nhi đạp gần cửa mình (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chọn tư thế phù hợp

Khi thai đạp mạnh gây đau thì mẹ nên tìm chỗ ngồi xuống hoặc nằm để nghỉ ngơi ngay, vì tránh trường hợp mẹ bị đau đến mức té ngã sẽ rất nguy hiểm.

Lưu ý trong 3 tháng cuối không nên ngồi xổm hay ngồi bệt vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, tốt nhất nên ngồi trên ghế có chỗ dựa để đỡ tức bụng và giảm đau lưng.

Khi đi ngủ hay nghỉ ngơi, các mẹ nên nằm nghiêng về phía bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu. Có thể lấy gối cho bà bầu kê chân cao hơn hoặc gác chân ngang gối để tăng cường lưu thông máu, giúp giảm đau cửa mình hiệu quả hơn.

Bạn có thể xem:

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm và kết hợp massage khung xương chậu sẽ giúp mẹ thư giãn và giảm bớt cơn đau. Điều quan trọng là đảm bảo rằng nước không quá nóng, vì điều này có thể làm tăng nhiệt độ cốt lõi của cơ thể quá nhiều.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vận động nhẹ nhàng

Mẹ có thể tham khảo một số bài tập Yoga dành cho bà bầu vào những tháng cuối thai kỳ. Chúng vừa giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, tăng cường sức đề kháng, thoải mái, vừa giúp mẹ dễ sinh hơn. Không nên tập những bài quá sức với mình tránh gây đau bụng, đau lưng.

Nguồn tham khảo: Dấu hiệu chính xác của việc chuyển dạ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vy Le