Sự phát triển của thai nhi 14 tuổi trong bụng mẹ

Khi thai nhi được 14 tuần tuổi, mẹ đã hết các triệu chứng ốm nghén và con đã có những thay đổi nhanh chóng. Đây là thời điểm mẹ chú trọng bổ sung dưỡng chất cũng như duy trì lịch sinh hoạt lành mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi 14 tuần tuổi phát triển ra sao trong bụng mẹ? Bé lúc này đã dài khoảng 10cm và nặng khoảng 70g. Khuôn mặt bé đã rõ nét hơn và con có thể thực hiện các chuyển động mắt…

Nội dung bài viết:

  • Chỉ số thai nhi 14 tuần tuổi
  • Sự phát triển của thai nhi 14 tuần
  • Những thay đổi của em bé trong tuần thai này
  • Cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
  • Lời khuyên cho mẹ

Các chỉ số thai nhi 14 tuần tuổi mẹ cần nắm rõ

  • Tuổi thai (14+0): Thai 14 tuần tuổi.
  • Tuổi thai (14+1): Thai 14 tuần một ngày
  • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm)
  • FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm)
  • AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm)
  • HC: Chu vi đầu (Đơn vị: mm)

Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép trong bảng, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục.

Bảng chỉ số thai nhi 14 tuần tuổi

Mẹ có thể quan tâm:

Thai 14 tuần biết trai hay gái chưa và độ chính xác có cao không?

Sự phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi

  • Ở tuần thai thứ 14, bé dài khoảng 10cm từ đầu đến mông, bằng cỡ trái táo và nặng chừng 70g. Bé đang duy trì việc di chuyển nước ối thông qua mũi và đường hô hấp trên. Giúp các túi khí sơ khai trong phổi bắt đầu phát triển.
  • Chân của bé đã phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp và chân tay.
  • Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt, nhưng bé đã cảm nhận được ánh sáng. Ví dụ, nếu bạn rọi đèn pin vào bụng mình, bé sẽ di chuyển tránh tia sáng.
  • Vị giác của bé đã hình thành.
  • Bạn đã có thể biết được con mình là trai hay gái nếu thực hiện siêu âm trong tuần này. Cũng đừng quá thất vọng nếu vẫn chưa khám phá được do mức độ rõ của hình ảnh và vị trí của bé. Bé có thể co hoặc xoay người lại.

Em bé 14 tuần đã to bằng 1 quả chanh (nguồn ảnh: theasianparent)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những thay đổi của bé trong tuần này

Phần lớn sự tăng trưởng và phát triển của bé trong tuần này tập trung vào hệ sinh sản: Ở các bé trai, tuyến tiền liệt hình thành. Ở các bé gái, buồng trứng di chuyển từ vùng bụng vào khung chậu. Tuyến giáp của bé giờ đây bắt đầu hoạt động và sản xuất hormone.

Em bé của bạn bắt đầu có thể thực hiện những chuyển động mắt qua hai bên. Tuy mí vẫn còn khép kín để bảo vệ mắt, nhưng các cơ kiểm soát mắt thì đã bắt đầu làm việc. Lúc này, thai nhi đã có thể mở miệng và di chuyển đôi môi bé xíu của mình. Các chuyển động thở và nuốt vẫn tiếp tục được thực hành, để đảm bảo nước ối liên tục được xử lý vào và ra.

Cơ thể bé đã dần duỗi thẳng hơn ra và phần đầu của bé dần thu gọn lại. Mẹ sẽ thấy chiếc cổ xinh xắn của con lộ ra rõ hơn trong tuần này. Hệ xương và cơ của con vẫn tiếp tục hoàn thiện, tay và chân bé sẽ tiếp tục dài ra tương xứng với chiều dài cơ thể.

Khuôn mặt em bé đã rõ nét hơn (Nguồn ảnh: theasianparent)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuần này, em bé của bạn cũng đã có thể phát hiện ra dây rốn của mình và nắm lấy nó. Bạn đừng lo là việc nắm quá chặt dây rốn khiến lượng máu đang lưu thông bị hạn chế, bé sẽ tự buông ra trước khi xảy ra nguy cơ đó.

Khuôn mặt bé giờ đã rõ nét hơn. Từ tuần thai này, nếu mẹ thực hiện siêu âm thai 14 tuần rất có thể nhìn thấy hình ảnh bé đưa ngón cái vào miệng để mút. Tạo thói quen mút ti mẹ sau này.

Mang thai 14 tuần bụng đã to chưa? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi còn rất nhỏ bé và nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi vẫn chưa cao. Vì thế nên lúc này mẹ vẫn chưa lộ bụng rõ lắm. Từ tháng thứ 4, bụng bầu bắt đầu lộ ra rõ hơn bởi từ tuần này, cân nặng của mẹ sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra, khi tử cung lớn hơn sẽ tạo áp lực chèn ép và khiến mẹ có cảm giác chướng bụng, khó chịu và tiêu hóa không tốt.

Bụng bầu to hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và không phải tất cả bụng bầu sẽ to lên ở tuần này. Với nhiều mẹ, bụng bầu đã lộ ra từ tháng thứ 2. Nhưng cũng có mẹ phải đợi đến tháng thứ 5 thì bụng mới nhô được một ít.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mẹ có thể nhận thấy lượng dịch âm đạo (vaginal discharge) tăng lên. Hiện tượng này là bình thường, có thể đây là cách cơ thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại.
  • Ham muốn tình dục vào thời điểm này có thể cao hơn hoặc giảm đi. Cả hai trạng thái này đều là bình thường.
  • Sau 14 tuần mang thai, tình trạng đen sạm da khá rõ ràng. Như xung quanh hai đầu vú, bụng dưới, nách hoặc đùi. Thông thường tình trạng tăng sắc tố da sẽ mờ đi sau khi sinh.

Mẹ có thể quan tâm:

Thai 16 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không, mẹ bầu nên làm gì khi thấy các cơn gò?

Lời khuyên cho mẹ trong tuần thai này

Đây là lúc các bà mẹ tương lai đến bác sĩ khám thai thường xuyên hơn (mỗi tháng 1 lần). Một phần không thể thiếu trong quy định khám thai ở giai đoạn này là xét nghiệm máu. Mẹ bầu cần kiểm tra, xác định về nhóm máu, công thức máu và miễn dịch đối với một số bệnh, cũng như kiểm tra sức khỏe của bé qua mỗi lần gặp bác sĩ để đảm bảo hai mẹ con đều khoẻ mạnh trong suốt thai kỳ.

Mẹ nhớ các mốc siêu âm định kỳ để theo dõi sức khỏe bé (Nguồn: vnexpress)

Tránh ngâm mình trong nước nóng. Bởi vì điều đó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể mẹ hơn 39 độ C trong hơn 10 phút. Nhiệt độ cao có thể gây ra một số vấn đề cho mẹ và bé như:

  • Tụt huyết áp, giảm oxy và chất dinh dưỡng bé có thể hấp thụ và làm tăng khả năng sẩy thai của mẹ
  • Chóng mặt và cảm thấy yếu lả đi
  • Dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khi mẹ ngâm nước quá nóng trong thời gian quá lâu trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh khuyên mẹ: tuần thai thứ 14 là thời điểm thích hợp để mẹ vận động và lên lịch sinh hoạt hợp lý trong suốt thai kỳ. Chế độ sinh hoạt lý tưởng cho mẹ là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đi ngủ trước 11 giờ, có thời gian nghỉ trưa và không thức quá khuya
  • Mẹ ăn đủ 3 bữa 1 ngày, chú trọng nhất vào bữa sáng và có xen kẽ các bữa phụ
  • Không ăn quá no vào buổi tối, bổ sung đủ nước cho cơ thể
  • Tham gia các lớp yoga cho bà bầu, bơi hoặc đi bộ…

Nguồn tham khảo: Thai 14 tuần – Cơ quan sinh dục bé phát triển mạnh, mẹ chấm dứt ốm nghén – eva.vn

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác! 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

ngocanh