Thai lưu là biến cố không mẹ bầu nào mong muốn, tuy nhiên vì nhiều lý do điều này vẫn có thể xảy ra. Thai lưu thường ở tháng thứ mấy? Khi bị thai lưu mẹ nên làm gì?
Thế nào là thai lưu?
Thai lưu được định nghĩa là việc em bé không thể chào đời trước tuần thai thứ 20 của thai kỳ. Có khoảng 10 – 20% em bé không được chào đời vì sự cố này, con số thực tế còn cao hơn vì rất nhiều mẹ bị thai lưu trong giai đoạn sớm rất sớm của thai kỳ, trước khi biết mình có thai.
Hầu hết các trường hợp thai lưu là tự nhiên và xảy ra trước tuần thai thứ 12 với các dấu hiệu thường gặp sau:
- Chảy máu âm đạo
- Đau bụng hoặc đau vùng chậu
- Chuột rút ở lưng dưới
- Chất lỏng hoặc dịch tiết ra từ âm đạo.
Thai lưu thường ở tháng thứ mấy khác nhau ở từng mẹ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến lưu thai?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lưu thai. 1 số là do bất thường ở thai nhi như:
- Noãn bị thoái hóa
- Chửa trứng (xảy ra khi các tế bào thay vì phát triển thành nhau thai trong tử cung, lại biến thành một cụm tế bào bất thường, có khả năng phát triển thành ung thư)
- Bất thường về NST do trứng hoặc tinh trùng có vấn đề (chiếm 50% số ca thai lưu).
- Chấn thương vùng bụng do các thủ thuật xâm lấn như lấy mẫu sinh thiết gai nhau. Trong giai đoạn sớm của thai kỳ, việc thai lưu do tai nạn hoặc mẹ bị ngã khó có thể gây ra lưu thai do tử cung còn nhỏ và được bảo vệ kỹ càng trong khung xương chậu
- Nguyên nhân khác như bệnh lý người mẹ mắc phải khi mang thai
- Hoạt động hằng ngày như tập thể dục và quan hệ tình dục không phải là nguyên nhân phổ biến gây ra mất thai. 1 số trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân.
Đối tượng nào có nguy cơ bị thai lưu?
Tuổi của mẹ càng tăng thì nguy cơ thai lưu càng cao. 15% phụ nữ dưới 35 tuổi có nguy cơ bị thai lưu trong khi phụ nữ trong giai đoạn 35 – 45 tuổi có nguy cơ cao hơn, khoảng 20 – 35%. Nếu mang thai sau tuổi 45 thì nguy cơ lên đến 80%.
Thai lưu có thể xảy đến với bất kỳ ai, hiện tượng này cũng có khả năng xảy ra ở các mẹ có tiền sử lưu thai, mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, có vấn đề về tử cung hoặc cổ tử cung. Bên cạnh đó nhiều yếu tố khác cũng góp phần gây ra hiện tượng này:
- Hút thuốc
- Lạm dụng đồ uống có cồn
- Thừa cân/thiếu cân.
Thai lưu thường ở tháng thứ mấy?
Mẹ bị lưu thai ở giai đoạn sớm của thai kỳ, khi chưa nhận biết được sự hiện diện của thai nhi thường nhầm lẫn việc chảy máu âm đạo và chuột rút là do chu kỳ kinh nguyệt, do đó mẹ có thể không bao giờ nhận ra mình đã bị lưu thai.
Việc bị lưu thai ở tháng thứ mấy của thai kỳ ở mỗi phụ nữ là khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
- Giai đoạn mang thai
- Số thai trong bụng mẹ
- Thời gian cơ thể cần để đào thải mô và nhau thai.
1 phụ nữ bị lưu thai sớm có thể chỉ chảy máu và chuột rút trong vài giờ trong khi ở người khác, tình trạng chảy máu có thể kéo dài đến 1 tuần. Máu chảy có thể kèm theo cục máu đông và sẽ giảm dần đến khi ngừng hẳn, thời gian trung bình là khoảng trong vòng 2 tuần.
Mẹ nên làm gì khi bị lưu thai?
Nếu mẹ cho rằng mình đang bị lưu thai thì hãy đến cơ sở y tế để được trợ giúp ngay. Tại đây bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng chảy máu hoặc cơn đau vùng chậu cũng như chỉ định 1 số xét nghiệm để kết luận chính xác liệu bạn có bị lưu thai hay không.
Phương pháp điều trị khi bị lưu thai sẽ thay đổi tùy theo tình trạng của mẹ. Trong 1 số trường hợp, bác sĩ khuyên người bệnh để tình trạng diễn biến tự nhiên. Quá trình này có thể mất hàng tuần. Bác sĩ sẽ xem xét các biện pháp ngăn ngừa chảy máu hoặc tư vấn bạn dùng thuốc để đẩy mô và nhau thai ra ngoài nhanh hơn. Thuốc có thể là dạng uống hoặc viên đặt âm đạo.
Thuốc thường có hiệu quả trong vòng 24 giờ. Nếu cơ thể vẫn không tống được hết mô hay nhau thai ra ngoài, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật gọi là nong và nạo (D&C) – làm giãn nở cổ tử cung và loại bỏ các mô còn lại. Bạn cũng có thể thực hiện thủ thuật này thay vì dùng các loại thuốc nói trên.
Lưu ý cho mẹ sau khi bị lưu thai
Chu kỳ kinh nguyệt sẽ quay lại sau khoảng 4 – 6 tuần sau sự kiện đau lòng trên. Lúc này chị em lại có thể mang thai trở lại. Để ngăn ngừa tình trạng thai lưu, chị em có thể:
- Uống bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ
- Giới hạn lượng caffein nạp vào cơ thể ở mức 200 milligram/ngày
- Giải quyết các bệnh lý nền trước khi quyết định mang thai như tiểu đường hay cao huyết áp.
Mẹ bị thai lưu không có nghĩa là không còn khả năng có con. Tuy nhiên nếu đã bị lưu thai nhiều lần, bác sĩ có thể khuyên mẹ thực hiện kiểm tra và làm 1 số xét nghiệm nhất định để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa và đánh giá khả năng có con.
Theo healthline
Xem thêm
- Giải thích sự tiết sữa non của thai lưu, làm gì khi có sữa non sau thai lưu?
- Thai lưu 3 tháng đầu – Dấu hiệu, cách xử lý và phòng tránh tốt nhất cho mẹ bầu
- Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý thai lưu 10 tuần cho các mẹ bầu
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!