Thai lưu có còn nghén không? Dấu hiệu nào để mẹ nhận biết thai lưu?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai lưu là một trong những biến chứng mà các mẹ bầu khi mang thai đều rất lo sợ. Chính vì điều này, câu trả lời cho câu hỏi “Thai lưu có còn nghén không?” hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt của các chị em.

Theo như nghiên cứu của giới y khoa, thai lưu vẫn tạo cho bạn cảm giác nghén khi nội tiết tố bên trong đang giảm dần. Nhưng sau đó, dấu hiệu nghén sẽ nhanh chóng biến mất.

Để hiểu rõ hơn về đáp án của câu hỏi “Thai lưu có còn nghén không?”, sau đây sẽ là một số thông tin bổ ích đến từ theAsianparent dành cho bạn. Hãy cùng theo dõi và nhận biết dấu hiệu của thai lưu một cách nhanh chóng.

Thai lưu có còn nghén không?

Theo như nhận định của nhiều y bác sĩ chuyên khoa, việc thai lưu có nghén không hoàn toàn không thể xác định rõ được vì sẽ còn tùy thuộc vào từng trường hợp.

Thông thường, khi bị thai lưu thì các mẹ vẫn sẽ cảm nhận được các triệu chứng ốm nghén nhưng không nhiều như trước kia, thậm chí sẽ biến mất hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn. Ngoài ra, còn có một số trường hợp khác tuy thai lưu nhưng vẫn nghén bình thường.

Lời khuyên dành cho các mẹ đó là trong thời gian mang thai cần thực hiện khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của phôi thai và phát hiện sớm những bất thường nếu có, từ đó xử lý kịp thời.

Với thông tin trên, câu hỏi “Thai lưu có còn nghén không?” thật sự rất khó có câu trả lời chính xác nhất. Tuy nhiên, các mẹ vẫn có thể phát hiện sớm tình trạng này nhờ vào một số biểu hiện thai chết lưu được chia sẻ tiếp theo sau đây.

Một số dấu hiệu của hiện tượng thai chết lưu mà mẹ cần biết

Ngoài việc ốm nghén, các mẹ nên lưu ý một số biểu hiện thường gặp của thai chết lưu như sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Không thấy thai máy hoặc đạp nếu thai đã máy hoặc đạp.
  • Thai lưu ra máu màu nâu hoặc đen với số lượng nhiều.
  • Bụng nhỏ dần đi, độ cao của đáy tử cung không tăng lên.
  • Ngực tự động tiết sữa non, bầu vú không còn căng.
  • Cảm giác bụng nặng, hơi tức và nhỏ đi, một số trường hợp chị em còn bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
  • Tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng.
  • Nếu thời gian thai lưu lâu sẽ khiến cho chị em có cảm giác chán ăn, toàn thân mệt mỏi, buồn nôn, hôi miệng, âm đạo chảy ra các chất có mủ,...

Nên làm gì khi phát hiện thai chết lưu?

Đối với những trường hợp đã phát hiện thai lưu, bác sĩ sẽ thường đưa ra phương án lấy thai ra sớm để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và không gây ảnh hưởng đến lần sinh sản tiếp theo.

Ngoài ra, khi thai lưu để quá lâu ngày trong thành tử cung sẽ còn làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.

Tuy vậy, việc điều trị tống thai lưu sẽ phải trì hoãn sau khi có đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để tiên lượng tình trạng rối loạn đông chảy máu trong quá trình điều trị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, y bác sĩ sẽ hạn chế tối đa việc mổ lấy thai, chỉ trừ trường hợp không sinh được bằng đường âm đạo hoặc thai chết lưu có nguy cơ đe dọa tới tính mạng của sản phụ.

Lưu ý cho đợt mang thai tiếp theo của các mẹ

Đối với những thai phụ có tiền sử thai lưu thì nên lưu ý đến một số hướng dẫn như sau để đảm bảo an toàn cao trong khi mang thai tiếp theo.

1. Xét nghiệm sàng lọc trước khi có thai

Thực hiện các xét nghiệm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Hội chứng chứng antiphospholipid, thực hiện trong lúc thai lưu nhưng vẫn trong bụng mẹ hoặc trong vòng 2 tuần sau khi hút thai.
  • Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (giang mai, sùi mào gà,...)
  • Phân tích nhiễm sắc thể để tìm nhiễm sắc thể bất thường ở cả bố và mẹ.
  • Phát hiện bất đồng nhóm máu Rh.

2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo sức khỏe tốt để sẵn sàng mang thai tiếp theo.
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao với cường độ nhẹ, nâng cao sức khỏe.
  • Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm theo đúng thời gian quy định.
  • Giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ.
  • Tránh xa khói thuốc lá và tuyệt đối không uống nhiều rượu bia.

Kết luận

Việc tìm hiểu về câu hỏi “Thai lưu có còn nghén không?” sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được tình hình sức khỏe của bản thân và đảm bảo việc mang thai luôn được an toàn.

Với những thông tin hữu ích trên, theAsianparent tin rằng bạn sẽ có cách giải quyết thông suốt nhất nếu không may rơi vào tình trạng lưu thai cũng như cách chăm sóc sức khỏe sau lưu thai như thế nào cho thật tốt.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy