100 sự thật thú vị về thai kỳ có thể mẹ bầu chưa biết

100 sự thật thú vị về thai kỳ. Chúng tôi tổng hợp ở đây 100 lý do khiến thai kỳ trở nên thú vị và kỳ lạ...Hãy cũng tìm hiểu nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chúng tôi tổng hợp ở đây 100 lý do khiến thai kỳ trở nên thú vị và kỳ lạ…Hãy cũng tìm hiểu nhé!

1. Ốm nghén không chỉ xuất hiện vào buổi sáng

Hầu hết phụ nữ bị nghén cả ngày (hoặc giữa trưa, chiều hoặc tối) vào tam cá nguyệt đầu tiên.

2. Ốm nghén không có nghĩa bạn bị bệnh

Nhiều phụ nữ chỉ cảm thấy buồn nôn (không dễ chịu chút nào, chúng tôi biết!). Nhưng hầu hết, triệu chứng này sẽ giảm đi khi thai được 12 đến 14 tuần. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do nhau thai bắt đầu sản xuất hormones vào lúc này.

3. Hormones đóng một vai trò rất lớn trong thai kỳ

Nội tiết tố Progesterone là loại “thuốc an thần” của tạo hóa. Nó khiến bạn tự nhiên mệt mỏi và bạn sẽ không thể quá hăm hở làm gì dẫn đến tác động xấu lên thai nhi đang phát triển.

4. Chuyển dạ do hormone

Vào cuối thai kỳ, nội tiết tố progesterone giảm xuống giúp khởi đầu quá trình chuyển dạ.

5. Hormone cũng làm cho ngực lớn hơn

Estrogen kích thích sự mở rộng và phát triển của bầu ngực chuẩn bị cho nhiệm vụ nuôi con bằng sữa mẹ.

6. Nếu bạn cao bạn có khả năng sinh đôi

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố di truyền liên quan tới trường hợp đa thai. Chúng bao gồm: Phụ nữ trên 35 tuổi, có tiền sử mang thai đôi, tiền sử gia đình có cặp song sinh, hoặc có chiều cao vượt trội.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

7. Nhiều trứng, (có khả năng) sẽ có nhiều con

Nếu bạn đã dùng thuốc hỗ trợ sinh sản hoặc sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm để có thai, bạn có nhiều khả năng mang cặp song sinh, hoặc thậm chí nhiều hơn, bởi vì nhiều trứng được giải phóng hoặc cấy ghép hơn so với thụ thai tự nhiên.

8. Cơ thể bạn đang quá tải

Tim và mạch máu phải vận chuyển nhiều oxy hơn, không chỉ cho thai nhi, mà còn cho tất cả các cơ quan liên quan. Những thay đổi này là nguyên nhân của nhiều triệu chứng khó chịu của thai kỳ như chóng mặt và buồn nôn, mệt mỏi cực độ, thèm ăn, táo bón, đầy hơi và đi tiểu thường xuyên.

Mặc dù các triệu chứng này gây phiền hà cho bạn nhưng chúng cũng chứng tỏ bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh.

9. Da bị kéo giãn

Người phụ nữ trung bình có 5.18 m2 da khi không mang thai. Con số này bị kéo giãn đến 5.63 m2 vào tháng thứ chín của thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

10. Mức độ tăng máu của bạn

Lưu lượng máu được cung cấp bởi tim tăng từ 40 đến 50%.

 11. Tim bạn sẽ lớn hơn cả về chiều dài và chiều rộng

Tình yêu dành cho con có khiến tim bạn lớn thêm không? Vâng, có vẻ như vậy. Các vách ngăn của tâm thất trở nên dày hơn để đẩy lượng máu nhiều hơn đi nuôi cơ thể.

12. Tim đập nhanh hơn một chút

Với lượng máu dồi dào và động mạch giãn ra trong khi mang thai, tim đập nhanh hơn nhưng không phải vất vả với từng nhịp đập.

13. Mọi thứ đều phát triển

Không chỉ có tim (và bầu vú) phát triển. Vào tuần 20, phần ngực dưới của bạn cũng có thể lớn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

14. Rốn hơi nhô ra

Nếu rốn có hơi nhô ra, đừng hoảng sợ. Khi tử cung lớn dần và đẩy về phía trước rốn sẽ bị nhô ra ngoài. Nó sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

15. Dấu hiệu rạn da

Phần lớn phụ nữ đều bị rạn da khi mang bầu. Nếu bạn đang mang đa thai, thai lớn hoặc có quá nhiều nước ối, khả năng bị rạn da sẽ cao hơn. Kem và dầu dưỡng có thể giúp làm giảm tình trạng này. Hãy cẩn thận để không tăng cân quá nhanh.

16. Những cử động của bé khiến mọi người mỉm cười

Điều này không được chứng minh khoa học, nhưng bạn chỉ cần nhìn vào nụ cười của mọi người khi họ thấy bụng bạn để biết đó là sự thật.

17. Nhận được nhiều sự chú ý không mong muốn

Hãy làm quen với việc có người lạ chạm vào bụng mình, hoặc những đứa trẻ nhỏ hỏi tại sao bạn lại “béo”.

18. Thích khoe bụng

Khảo sát cho thấy rằng mang thai là thời gian duy nhất mà hầu hết phụ nữ thích khoe bụng của họ, bao gồm cả việc thích mặc bikini khoe bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

19. Bạn sẽ là một người phụ nữ cơ bắp

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai phát triển thêm khoảng 5% cơ bắp. Có lẽ là để đối phó với trọng lượng tăng lên khi mang bầu?

20. Cơ thể chuẩn bị sữa ngay từ ngày đầu

Chỉ vài ngày sau khi thụ thai, ngực của bạn đã chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Đây có thể là nguyên nhân của những bộ ngực nhạy cảm trong thai kỳ.

 21. Ngực của bạn được tạo ra để nuôi con

Các cấu trúc  như các tuyến trong bầu vú sẽ to ra và tạo ra chất lỏng giúp bôi trơn núm vú để chuẩn bị cho bé bú.

22. Lượng máu nuôi dưỡng ngực tăng lên

Bạn sẽ nhận thấy các mạch máu dễ được nhìn thấy trên bầu ngực.

23. Mang thai làm tăng cường trao đổi chất

Mang thai cải thiện sự trao đổi chất để bù đắp cho việc bạn tăng cân.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

24. Cơ thể người mẹ dự trữ thêm chất béo cho em bé trong tử cung

Cơ thể bắt đầu tích trữ chất béo trong tam cá nguyệt đầu tiên và điều này chấm dứt vào giữa thai kỳ. Tại thời điểm này thai nhi bắt đầu sử dụng chất béo dự trữ đó.

25. Em bé của bạn có thể nghe thấy bạn

Tai bé được hình thành hoàn toàn vào giữa thai kỳ và thính giác của bé khá tốt, mặc dù bị ngập trong nước ối.

26. Bạn không bao giờ đơn độc

Hãy nói chuyện với em bé của bạn – từ khoảng sáu tháng, bé có thể nghe bạn và bắt đầu học tiếng mẹ đẻ của mình.

27. Em bé được ăn trước bạn

Em bé “tự giúp mình” hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn được tiêu hóa trước. Tất cả những gì bạn nhận được là thức ăn thừa. Đó là lý do tại sao việc đảm bảo bạn có được tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ là rất quan trọng.

28. Những giấc mơ của bạn có thể trở nên sống động hoặc đáng sợ

Nhiều phụ nữ báo cáo về sự gia tăng những giấc mơ sống động hoặc những cơn ác mộng, đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối cùng. Không có giải thích khoa học nào nhưng các nhà tâm lý học tin rằng tiềm thức của bạn đang đối phó với nỗi sợ hãi và bất an về việc sinh nở và làm mẹ.

29. Bạn có thể không vui vẻ

Ngoài những thay đổi tâm trạng bình thường, mọi người đều mong đợi phụ nữ mang thai cảm thấy hạnh phúc. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Bác sĩ tâm thần học ước tính rằng khoảng 20% phụ nữ mang thai bị lo âu hoặc trầm cảm.

30. Đừng lo lắng những thứ nhỏ nhặt

Căng thẳng được cho là có tác động đến sự phát triển thể chất của em bé, một số nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ lo lắng có khuynh hướng bị thiếu cân hoặc sinh non. Vì vậy, hãy giữ tâm trạng thoải mái.

31. Bạn đổ mồ hôi nhiều hơn

Bạn sẽ nhận thấy rằng bạn có xu hướng đổ mồ hôi dễ dàng hơn, giống như bạn đang thoát nhiệt cho hai người vậy.

32. Tại sao bạn thấy nóng?

Cơ thể của bạn truyền nhiệt đến da, nơi nhiệt thoát ra và bốc hơi qua các mạch máu giãn nở gần bề mặt da. Trong khi mang thai, quá trình này hoạt động nhanh hơn do lượng máu dư, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn và sự tăng diện tích bề mặt da.

33. Nhau thai khá lớn

Khi bạn sinh con, nhau thai sẽ tương đương 1/6 trọng lượng của bé.

34. Tạo hóa đã cho bé phản xạ bảo vệ tự nhiên

Nhau thai không chỉ nuôi dưỡng thai nhi mà còn bảo vệ bé khỏi vi khuẩn và nhiễm trùng.

35. Bạn đang bảo vệ thai nhi của mình

Kháng thể của người mẹ được truyền qua nhau thai đến thai nhi từ tuần thứ 20 bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm.

36. Ợ hơi trong thai kỳ

Do thức ăn tiêu hóa chậm trong ruột, nên sự tích tụ khí rất phổ biến. Tuy rằng việc này làm ta xấu hổ, nhưng thường không thể tránh khỏi. Uống nhiều nước có thể giúp bạn.

37. Siêu thực phẩm = siêu tốt

Một số siêu thực phẩm, chẳng hạn như bơ và mơ, được chứng minh là tăng cường sức khỏe thể chất và sức sống khi mang thai. Những thứ khác, chẳng hạn như hạt Chia, một loại ngũ cốc giàu chất béo omega-3 có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm khi khi mang thai.

38. Cơ thể bạn sẽ tự động hấp thụ sắt tốt hơn

Để hỗ trợ quá trình này, hãy ăn tang cường thực phẩm giàu sắt, chẳng hạn như thịt nạc đỏ, rau xanh và ngũ cốc.

39. Tiêu hao nhiều năng lượng

Bạn cần thêm 900 kj một ngày để cung cấp năng lượng cần thiết cho em bé phát triển.

40. Có vị lạ trong miệng

Điều này có thể do kích thích tố khi mang thai và có thể dẫn đến việc bạn mất vị giác hoặc có vị kim loại trong miệng.

41. Trở thành một kẻ ăn tạp

Trong khi mang thai, bạn cần khoảng 79 gram protein mỗi ngày để giúp xây dựng xương, cơ và da cho em bé của bạn. Hãy ăn trứng, thịt nạc, sữa và đậu.

42. Da nhạy cảm hơn với ánh mặt trời

Nhiều phụ nữ mang thai tránh ánh nắng mặt trời vì da dẻ trong thời kỳ nàydễ bị thay đổi sắc tố. Nhưng mặt trời cung cấp Vitamin D, rất cần thiết cho sự hấp thu canxi. Hãy cung cấp vitamin này thông qua các loại thực phẩm như sữa, cá và trứng.

43. Hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại trong thai kỳ

Thức ăn bạn ăn sẽ di chuyển chậm qua ruột, cho phép hấp thu tốt hơn. Điều này có thể dẫn đến táo bón.

44. Bốc hỏa

Ợ nóng và khó tiêu trở thành vấn đề khi cuối thai kỳ khi dạ dày và ruột bị chèn ép do kích thước tử cung ngày càng tăng.

45. Thai kỳ có làm bạn tăng ham muốn tình dục không?

Tăng ham muốn tình dục là bình thường khi mang thai vì toàn bộ vùng xương chậu của bạn bị nghẹt máu, khiến bạn nhạy cảm hơn nhiều. Nhưng không phải tất cả phụ nữ đều cảm thấy như vậy, nếu bạn không có cảm giác như một nữ thần tình dục, cũng đừng căng thẳng.

46. ​​Tình dục an toàn cho bé

Miễn là bạn có thai bình thường mà không có biến chứng, bạn có thể quan hệ tình dục thường xuyên khi bạn muốn. Và đừng lo em bé sẽ gặp nguy hiểm – bé được bảo vệ tốt bằng nước ối và cổ tử cung của bạn.

47. Bạn có thể bị chảy máu

Chảy một chút máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục là khá phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên. Điều này là do các mao mạch trong cổ tử cung của bạn bị phồng khi “bị kích thích” do giao hợp. Tuy nhiên, khi có hiện tượng chảy máu bạn nên báo ngay cho bác sĩ vì có một tỉ lệ nhỏ chảy máu dẫn đến nhiễm trùng bàng quang.

48. Không để không khí vào âm đạo khi quan hệ tình dục

Điều duy nhất nên tránh khi quan hệ tình dục bằng miệng là bạn tình của bạn không nên để không khí vào âm đạo của bạn, vì điều này có thể gây ra bong bóng khí chặn mạch máu. Tuy rất hiếm, nhưng bạn cần đảm bảo an toàn cho mình.

49. Nhạy cảm với mùi vị

Cảm giác khứu giác của bạn thường trở nên khác biệt hơn. Đây có thể là cách tự nhiên khiến bạn tránh ăn, uống và hít phải các chất có hại.

50. Khó thở trong thai kỳ

Bạn cảm thấy khó thở? Do áp lực từ tử cung đang phát triển, cơ hoành không thể bị kéo xuống đủ sâu trong khi bạn hít vào, khiến bạn cảm thấy rằng việc hít thở sâu thật khó.

51. Gần đến khi sinh nở bạn sẽ hít thở dễ dàng trở lại

Khi bào thai phát triển, sản phụ hít thở ít sâu hơn, cho đến tận khi em bé lọt xuống xương chậu – điều xảy ra trong những ngày cuối cùng của thai kỳ.

52. Đôi giày cũ không còn vừa chân nữa

Bàn chân của bạn có thể tăng kích thước trong khi mang thai, do ảnh hưởng của các hormone có tên relaxin hoạt động làm rão xương và sưng bàn chân.

53. Làn da tuổi teen trở lại

Một số phụ nữ bị mọc những đốm giống mụn trứng cá. Điều này là do kích thích tố và thường biến mất sau tam cá nguyệt đầu tiên.

54. Nếp nhăn thực sự có thể biến mất

Những kích thích tố này cũng có thể làm đầy da, khiến cho các nếp nhăn biến mất.

55. Người cha cũng có dấu hiệu thai nghén

Điều này không có giải thích khoa học, nhưng có rất nhiều trường hợp nam giới có triệu chứng nghén khi bạn đời của họ đang mang thai. Một số đàn ông bị ốm nghén vào buổi sáng, một số bị đầy hơi, và một số khác thậm chí còn cảm thấy đau bụng ở bụng dưới.

56. Bạn thực sự rạng rỡ

Lượng máu tăng lưu thông qua cơ thể của bạn xuất hiện ở một số vùng trên da, như má của bạn, làm cho bạn trông hồng hào và khỏe mạnh hơn. Hormone gây ra các tuyến dầu trở nên tích cực hơn, tạo cho bạn vẻ ngoài tươi sáng hơn.

57. Làn da thay đổi trong thai kỳ

Khoảng 90% phụ nữ thay đổi sắc tố da trong khi mang thai, từ đốm tàn nhang đen đến nám má.

58. Tóc của bạn dày hơn

Điều này là do hormone giúp ngăn ngừa tóc rụng. Mặt khác, một lượng tóc nhiều hơn bình thường có thể rụng đi sau khi sinh.

59. Lông có thể mọc ở nơi bạn không mong đợi

Lông thường dày và bóng – đôi khi chúng sẽ mọc ở những nơi bạn không mong đợi. Hãy coi chừng sự phát triển của lông trên mặt và trên cánh tay của bạn.

60. Thận làm việc chăm chỉ hơn nhiều

Chúng phải lọc máu nhiều hơn và cũng làm cho nước tiểu nhiều hơn khi bạn loại bỏ chất thải cho hai người.61. Viêm đường tiết niệu Bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn trong thai kỳ. Mọi cơn đau, chảy máu hoặc bốc hỏa cần phải được thông báo cho bác sĩ của bạn.

62. Dịch tiết âm đạo cũng tăng lên

Sự gia tăng dịch tiết âm đạo là bình thường. Nếu dịch này nhiều, có mùi và khiến bạn khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ của bạn.

63. Thai nhi an toàn khi bạn tập thể dục

Hệ thống tuần hoàn trong tử cung của bạn trở nên hiệu quả hơn trong việc chiết xuất oxy từ máu khi tập thể dục, đảm bảo rằng em bé của bạn được an toàn trong quá trình bạn tập luyện. Hãy tập luyện ở mức độ vừa phải, không gắng sức.

64. Cơ thể giãn nở hơn vì thai kỳ

Một loại hormon có tên relaxin làm cho các dây chằng và sụn của bạn giãn ra để cơ thể bạn có thể căng ra khi chuyển dạ.

65. Thai nhi giật mình

Từ khoảng 23 tuần, trẻ sơ sinh có thể giật mình trong tử cung khi nghe thấy một tiếng ồn lớn – như tiếng hắt hơi hay tiếng gõ cửa. Đây là một phần bình thường của sự phát triển trí não.

66. Trẻ hít thở dưới nước

Từ khoảng 27 tuần bé sẽ bắt đầu “thở” trong tử cung. Mặc dù phổi đầy chất lỏng của em bé không dùng bất kỳ oxy nào, chúng bắt đầu mở rộng và nén, giống như chạy thực hành.

67. Tận hưởng tam cá nguyệt thứ hai

Đây thường là thời điểm tốt nhất của thai kỳ vì buồn nôn, mệt mỏi và các triệu chứng khó chịu khác sẽ biến mất và nhìn bạn đầy sức sống. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy những cú đạp tuyệt vời đầu tiên.

68. Đừng mong đợi em bé đúng giờ

Nói chung chỉ có khoảng  5% trẻ sơ sinh được sinh ra đúng ngày, thường sẽ có 10% các trường hợp mang thai lần đầu tiên bé sẽ ra đời muộn hơn 2 tuần so với ngày dự sinh.

69. Các bác sĩ thường ước lượng sai ngày dự sinh

Khoảng 70% thai kỳ được tính toán không chính xác ngay từ đầu. Đó là lý do tại sao bạn không cần quá lo ngại khi bé đòi ra muộn 1 hoặc 2 tuần.

70. Bạn không thực sự mang thai trong 9 tháng thai kỳ

Thai kỳ được ước tính là 40 tuần, là 9 tháng và 7 ngày theo lịch.

71. Đếm ngược không bắt đầu từ ngày thụ thai

Ngày dự sinh của bạn thường được tính bằng cách đếm từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, không phải ngày thụ thai. Điều đó có nghĩa là bạn không mang thai thực sự trong khoảng hai tuần đầu của thai kỳ 40 tuần. Nguyên nhân là do bạn không thể rụng trứng và thụ thai cho đến khoảng 2 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

72. Có thể mang thai lâu hơn

Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày nhưng có thể lâu hơn. Còn lâu hơn trong trường hợp của Beulah Hunter, người vào năm 1945 đã lập kỷ lục thế giới về việc mang thai lâu nhất (375 ngày) thật đáng kinh ngạc!

73. Mang thai bé gái?

Tốt thôi, bạn đang mang thai cả những đứa cháu tương lai của mình. Bé gái đã sản xuất và phát triển trứng trong khi vẫn còn trong tử cung. Đó là công việc đầy trách nhiệm. Bé trai không phát triển tinh trùng cho đến tuổi dậy thì.

74. ‘Big O’ thực sự có thể… trong khi sinh con

Mặc dù hiếm (0,03% phụ nữ), nhưng một nghiên cứu năm 2013 ở Úc đã xác nhận phụ nữ có thể có cực khoái (Big O) trong khi sinh con. Tất cả là nhờ vào Hormone “thuốc tình yêu” oxytocin, rất phong phú trong quá trình chuyển dạ.

75. Nghỉ ngơi thông minh, đừng chợp măt quá lâu

Phụ nữ mang thai thường nằm nghỉ rồi ngủ, nhưng nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy nếu bạn nằm nghỉ hơn 20- 30 phút sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.

76. Vết sọc sẫm màu trên bụng bầu

Vết sọc này thường xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai và có liên quan đến nồng độ estrogen và kích thích tố melanocyte dưới da. Nó thường biến mất trong năm đầu tiên khi bạn sinh con mà không cần sự can thiệp đặc biệt nào.

77. Đau hoặc tê ngón tay

Bạn có thể mắc hội chứng ống cổ tay. Nếu các bộ phận ở gần hoặc trong ống cổ tay bị sưng hoặc dày lên có thể chèn ép các dây thần kinh trung tuyến, dẫn đến đau, tê và làm yếu bàn tay và ngón cái. Nó thường không nghiêm trọng, và không kéo dài.

78. Bé ngửi được mùi

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh bắt đầu ngửi được mùi từ khoảng 28 tuần. Trong thực tế, nước ối được cho là làm tăng cảm giác mùi của bé vì mùi sẽ dữ dội hơn khi kết hợp với chất lỏng.

79. Có thể bé đang mơ

Chuyển động mắt nhanh (một chỉ số về giấc mơ) đã được ghi nhận ở trẻ sơ sinh trong tử cung, khiến các chuyên gia tin rằng bé có thể đang mơ trong bụng mẹ.

80. Em bé đang ngáp

Trong năm 2012 các nhà khoa học tại Đại học Durham ở Anh đã chứng minh rằng thai nhi không chỉ đơn giản là mở và khép miệng trong bụng mẹ, bé thực sự đang ngáp.

81. Ngáp là một dấu hiệu tốt

Đừng lo lắng, bạn không phải là cái địu nhàm chán nhất thế giới, ngáp trong bụng mẹ có liên quan đến sự trưởng thành của bộ não (cho đến lúc 28 tuần).

82. Thị lực thay đổi

Mặc dù nó có thể thay đổi, nhưng không nên dùng thuốc vì mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau đó.

83. Hình dạng mắt của bạn có thể thay đổi

Nếu bạn đeo kính áp tròng, chúng có thể không còn phù hợp với lưu lượng máu tăng và khả năng giữ nước có thể thay đổi hình dạng mắt của bạn.

84. Sụt sịt khi mang bầu

Cơ thể của bạn tạo ra nhiều chất nhờn hơn, có thể dẫn đến nghẹt mũi, viêm xoang và đau đầu. Nội tiết tố progesterone cũng gây sưng niêm mạc của mũi và gây chảy máu cam và khó thở.

85. Nướu bị sưng

Hormon tương tự ảnh hưởng đến nướu, sưng nướu răng có thể gây chảy máu khi bạn đánh răng. Hãy đến thăm khám nha sĩ trong khi mang thai.

86. Áo ngực ngoại cỡ

Ngực bạn sẽ tăng lên 1, 2 hoặc 3 lần kích cỡ cúp áo khi bạn mang thai. Hãy đầu tư vào áo ngực.

87. Không phải ai cũng đang mang bầu

Có vẻ như bạn thấy đâu đâu cũng có người mang  bầu, nhưng đó chỉ là những gì các nhà khoa học gọi là ảo ảnh thai kỳ. Giống như khi bạn đang tìm mua một chiếc xe nào đó, bạn bắt đầu tìm kiếm chiếc xe đó ở mọi nơi bạn tới, khi bạn mang thai, bạn sẽ thấy những  cái bụng bầu ở khắp mọi nơi. Chỉ vì bạn tập trung quan sát hơn.

88. Bộ não của bạn thực sự thay đổi

Các nhà khoa học tại Đại học London gần đây đã xác nhận những phát hiện cho rằng bộ não của phụ nữ thay đổi khi mang thai để trở nên năng động hơn ở não phải (sáng tạo). Họ tin rằng đây là sự chuẩn bị của hệ thần kinh để giúp các bà mẹ liên kết với các em bé sơ sinh của họ.

89. Thèm ăn kỳ quặc

Pica là thuật ngữ chỉ sự thèm ăn có ít hoặc không có lợi ích dinh dưỡng và thậm chí có hại cho bạn, chẳng hạn như cảm giác thèm đất, đất sét, diêm cháy, kem đánh răng, xà phòng, cát và thậm chí cả tàn thuốc lá. Hãy liên lạc với bác sĩ nếu bạn gặp phải hội chứng này.

90. Trọng tâm cơ thể thay đổi

Để bảo vệ bạn khỏi ngã về phía trước, Trọng tâm cơ thể sẽ chuyển sang vị trí khác. Điều này có nghĩa là tư thế của bạn sẽ thay đổi và nó có thể gây đau lưng.

 91. Khoái cảm tăng lên

Một lý do bạn có ham muốn tình dục cao hơn – lưu lượng máu đến xương chậu tăng lên đồng nghĩa với việc bạn nhạy cảm hơn.

92. Bụng cứng lại khi “lên đỉnh”

Cảm giác kỳ lạ này là do cơ bụng của bạn co lại trong lúc “cao trào”

93. Bạn có thể bị chuột rút nhẹ khi mang thai

Chuột rút sau cực khoái cũng rất bình thường. Đây là những cơn co thắt tử cung, xảy ra sau cơn “cực khoái”, sự khác biệt là bạn thường chỉ cảm thấy chúng khi bạn đang mang thai.

94. Em bé của bạn cũng sẽ cảm thấy điều gì đó

Khi bạn đạt được cực khoái tử cung của bạn sẽ co thắt, vì vậy bé của bạn có thể cảm thấy một chút lực đẩy – giống như một cái ôm thực sự. Đây là lý do tại sao một số thai nhi được cho là di chuyển nhiều hơn sau khi cha mẹ có quan hệ tình dục.

95. Óc khôi hài vẫn tồn tại

Tìm đúng vị trí sẽ giống như một trò chơi vui nhộn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

96. Cơ bụng bị chia tách

Điều này có nghĩa là sẽ không có các bài tập bụng khi thai chưa được 4 tháng. Tuy nhiên các bài tập cơ bụng và sàn chậu rất quan trọng để hỗ trợ thai nhi đang phát triển và lưng của người mẹ. Tập luyện cũng giúp bạn sớm trở lại vóc dáng như khi chưa mang bầu.

97. Tử cung là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thai kỳ

Sự gia tăng kích thước tử cung khi mang thai rất ấn tượng: nó tăng từ 50 / 60g đến 900/1 000g. Thể tích tăng từ 6ml đến 5 000ml.

98. Sự trao đổi chất không ngừng lại sau khi chuyển dạ

Chúng thường tiếp tục ở mức thấp hơn nhiều trong vài ngày sau khi sinh nhằm ngăn chặn mất máu.

99. Tử cung là một cỗ máy được bôi trơn

Tử cung bao gồm phần thân và cổ tử cung, có chức năng đối lập nhau. Trong thời kỳ mang thai, thân của tử cung phải giãn nở để chứa thai nhi và nhau thai, trong khi cổ tử cung phải vững chắc để duy trì thai kỳ. Khi sinh con, thân tử cung phải co lại trong khi cổ tử cung phải giãn mở để cho bé đi qua.

100. Tử cung thực hành để chuẩn bị cho ngày trọng đại

Các cơn gò sinh lý (Braxton Hicks) chính là cuộc diễn tập cho các cơn co thắt thực sự xuất hiện. Mỗi người sẽ cảm nhận khác nhau và bạn có thể giữ bình tĩnh bằng cách uống một ly nước hoặc đi tắm.

Theo parent24.com

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca